Bóng Đá Plus trên MXH

Xem Ngoại hạng Anh ngày càng tốn tiền
LÊ TÂM • 09:37 ngày 05/01/2016
Chất lượng chuyên môn chưa biết có hơn La Liga hay Bundesliga hay không, nhưng chắc chắn về khoản kiếm tiền thì Premier League là số 1. Ví dụ tiêu biểu là ở lĩnh vực bản quyền truyền hình. Mới nhất, BTC Premier League sắp hoàn tất việc bán ra nước ngoài gói bản quyền truyền hình trong 3 năm từ 2016 đến 2019 trị giá 3 tỷ bảng.

    GIÁ BẢN QUYỀN TĂNG PHI Mà

    Năm mới, những kỷ lục mới về tiền bản quyền truyền hình ở Premier League tiếp tục được thiết lập. Tờ Daily Mail cho biết giải Ngoại hạng Anh sắp hoàn tất việc bán bản quyền truyền hình cho các đối tác nước ngoài trong 3 năm: 2016-2019 với giá lên tới hơn 3 tỷ bảng. Con số này tăng khủng khiếp nếu biết rằng trong mùa bóng đầu tiên trong lịch sử Premier League thì họ chỉ thu được… chưa đến 8 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình ở nước ngoài. 

    Tốc độ tăng trưởng của bản quyền truyền hình ở nước ngoài của giải Ngoại hạng Anh đúng là khủng khiếp. Đài NBC của Mỹ phải trả đến 658 triệu bảng trong 6 năm để có phần chia của Premier League về truyền hình ở nước ngoài. Hong Kong và các quốc gia Scandinavia phải trả gấp đôi để có bản quyền truyền hình ở nước ngoài ở giai đoạn mới từ 2016 - 2019. Ấn Độ, một quốc gia đông dân và cũng yêu thích bóng đá, được xem là thị trường lớn và tiềm năng của Premier League. Quốc gia này sẽ phải chi đậm thay vì chỉ chi 106 triệu bảng trong 3 năm (từ 2013 - 2016) cho bản quyền Premier League. Và còn nhiều ví dụ khác nữa…  


    NHỮNG BƯỚC NGOẶT 

    Năm 1999, Richard Scudamore gia nhập Premier League trong tư cách giám đốc điều hành. Ông đặc biệt chú trọng phần bản quyền truyền hình ở nước ngoài bởi Premier League trước đây chưa mấy quan tâm đến thị phần này. Họ cho rằng chỉ cần tập trung mạnh thị trường trong nước là đủ, bởi hiện tại mỗi năm tiền bản quyền truyền hình của Premier League tại Anh là 1,7 tỷ bảng.

    Tuy nhiên, Scudamore cho rằng giải Ngoại hạng Anh chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Ông đưa ra quyết định lịch sử: không bán bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League cho các đại lý, công ty nữa mà bán trực tiếp cho các hãng truyền hình trên khắp thế giới. Điều này bỏ qua khâu trung gian là một công ty mua bản quyền truyền hình rồi bán lại cho các hãng truyền hình ở từng quốc gia, tức không mất một khoản phí cực lớn. Ngoài ra, hình thức đấu thầu cũng được áp dụng để tìm ra đối tác trả giá cao nhất.   

    Một kênh truyền hình mang tên IMG được thiết lập gần phi trường Hearthow (London), nhưng rất ít người Anh biết bởi IMG không phát sóng tại Anh. Thay vào đó, IMG phát sóng ra nước ngoài các chương trình liên quan đến Premier League với thời lượng phủ kín: 365 ngày/năm, 24 tiếng mỗi ngày. Nhờ đó, giải Ngoại hạng Anh ngày càng phổ biến khắp thế giới.

    Phân bổ bản quyền truyền hình Premier League ở nước ngoài giai đoạn 2013-2016 

    KẾ HOẠCH TOÀN CẦU 

    Hiện tại, bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League là một con gà đẻ trứng vàng. Hơn 200 quốc gia với tổng cộng 730 triệu người bên ngoài nước Anh theo dõi giải Ngoại hạng Anh. Premier League có hợp đồng bản quyền truyền hình ở nước ngoài với 80 đối tác là các hãng truyền hình nước ngoài. Sau năm 2019, số đối tác sẽ tăng lên vài trăm, với hàng chục cuộc đấu giá khác nhau đẩy giá bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League ngày càng lên cao.

    Kết quả sẽ là Premier League ngày càng có mức độ phủ sóng rộng khắp thế giới, từ Âu sang Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương… 

    Ở Mỹ, trong hợp đồng mới hãng NBC vừa phải trả gấp đôi số tiền 55 triệu bảng/năm (hợp đồng cũ). Có 27% số người theo dõi Premier League tại Mỹ không xem tại nhà mà ở nơi công cộng, công sở… Trong số đó, có 53% xem qua thiết bị di động. Na Uy là quốc gia châu Âu (ngoài Anh) hâm mộ Premier League nhất, với trung bình 2.500 khán giả Na Uy đến Anh xem mỗi lượt trận Premier League. Nhờ internet, có 52% số người xem Premier League ở Trung Quốc theo dõi giải Ngoại hạng Anh tại nhà của mình nhưng không qua tivi mà qua điện thoại, máy tính bẳng, laptop… Tại Brazil, số người xem Premier League tăng 149%, mỗi trận thu hút 0,5 triệu người xem ở Brazil, gấp đôi số người xem La Liga và gấp 10 lần xem Bundesliga. Tại Thái Lan, bản quyền truyền hình Premier League trị giá 200 triệu bảng từ 2013 đến 2016. 

    Những con số biết nói
    - Premier League bán bản quyền truyền hình ở nước ngoài hiệu quả hơn bất kỳ giải thể thao nào ở bất kỳ môn thể thao nào trên thế giới. 

    - Sau hơn 2 thập kỷ hoat động, doanh số bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League tăng gần 150 lần: từ 7,6 triệu bảng mùa 1992/93 lên 1,08 tỷ bảng mùa 2016/17. 

    - Mỹ là quốc gia không yêu bóng đá, nhưng mùa giải vừa qua (2014/15) có 28,6 triệu người Mỹ (chiếm 9% dân số) mỗi người xem ít nhất 1 trận đấu Premier League.  

    - Scandinavia là khu vực chịu chi nhất tại châu Âu không tính nước Anh. Các quốc gia ở khu vực này đã chi tổng cộng 110 triệu bảng/mùa (tính từ mùa giải 2016 - 2019) cho bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League. 

    10,7 - Trung Quốc là quốc gia cuồng bóng đá, với 1,3 tỷ dân và hàng trăm triệu người xem môn thể thao vua. Thế nhưng, các hãng truyền hình Trung Quốc chỉ chi 10,7 triệu bảng/mùa cho bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League, kém xa Hong Kong (87,7 triệu bảng, dù chỉ có 7,2 triệu dân) hay Na Uy (45 triệu bảng, 5 triệu dân). 

    TIỀN BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH CÁC GIẢI ĐẤU LỚN 
    Ligue 1: 361 triệu bảng
    Số tiền mà Ligue 1 thu về từ tiền bản quyền truyền hình trong mỗi mùa giải chỉ vỏn vẹn 488 triệu euro (361 triệu bảng). Cũng như phần lớn các giải đấu khác, họ không phân chia theo hình thức chia đều mà dựa trên kết quả, cũng như thành tích thi đấu.

    La Liga: 444 triệu bảng 


    Tiền bán bản quyền truyền hình của La Liga trong mùa giải 2015/16 là 600 triệu euro, tương đương 444 triệu bảng. Nhưng số tiền mà các CLB được hưởng lại không giống nhau. Barcelona và Real Madrid nhận được số tiền bản quyền truyền hình rất lớn, trong khi phần còn lại không đáng kể. 

    Bundesliga: 465 triệu bảng 
    LĐBĐ Đức bán chung bản quyền truyền hình Bundesliga và Bundesliga 2 (giải hạng Nhì của Đức). Số tiền mà họ thu được từ hai giải đấu này là 628 triệu euro, tương đương 465 triệu bảng. Phần lớn tiền được phân bổ cho Bundesliga. Giải đấu này cũng không chọn hình thức chia đều mà dựa vào giá trị thương hiệu và thành tích trong mùa giải.

    Serie A: 699 triệu bảng 
    Serie A sa sút trong những năm qua, nhưng họ vẫn giữ được thị trường lớn như Trung Quốc. Nhờ thế mà mỗi năm giải đấu này vẫn thu về 943 triệu euro (699 triệu bảng) tiền bản quyền truyền hình. Tiền được phân phối theo hình thức sau: 40% chia đều, 30% theo thành tích và 30% dựa trên số lượng CĐV trên toàn cầu.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội