Bóng Đá Plus trên MXH

ĐT Brazil: Kiệt quệ nhân tài, Jogo Bonito chỉ còn là hoài niệm
Việt Dũng • 14:26 ngày 12/11/2015
Khi mà Vua Bóng Đá Pele phải thừa nhận rằng tốc độ phát triển của bóng đá Brazil thua cả bóng đá Mỹ, khi mà HLV Dunga phải triệu tập một tiền đạo đã 35 tuổi là Ricardo Oliveira cho trận “Siêu kinh điển” với Argentina, khi đó bóng đá xứ sở Samba chắc chắn phải có vấn đề.

    >> Bóng đá Brazil do đâu sa sút thê thảm?
    >> Những thất bại của bóng đá Brazil trong vòng 10 năm qua

    MỘT THỜI VANG BÓNG

    Kể từ những kỳ World Cup đầu tiên, Brazil đã luôn luôn rực rỡ và hào nhoáng như chính sắc áo vàng của họ. Tham dự đấu trường nào, Selecao cũng nghiễm nhiên được xem là ứng viên vô địch số một ở đấu trường đó. Bộ sưu tập danh hiệu của họ có kể cả ngày cũng không hết, trong đó không thể không nhắc tới 5 chức vô địch World Cup (kỉ lục thế giới), 8 Copa America, 5 chức vô địch World Cup U20 và 5 lần vô địch World Cup lứa U17.

    Thời nào, nhân tài đá bóng ở Brazil cũng nhiều như… cỏ dại, lớp này tàn thì lớp khác lại mọc lên. Chẳng thế mà có chuyện những Mario Jardel, Giovane Elber dù chơi vô cùng hay ở cấp độ CLB cũng chưa bao giờ được sắm vai nhân vật chính ở ĐTQG; Deco, Pepe hay Marcos Senna tài năng là thế còn phải khăn gói chuyển quốc tịch sang các đội tuyển châu Âu như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để tìm cơ hội tỏa sáng tại đấu trường quốc tế.

    Ấy thế thế mới sinh ra chuyện dù được xưng tụng là “Vua bóng đá”, đã ghi tới hơn 1.000 bàn thắng trong sự nghiệp, Pele vẫn chưa được xem như nhân vật vĩ đại nhất của làng túc cầu Brazil. Thay vào đó là Garrincha, một huyền thoại khác kém nổi bật hơn, nhưng tài năng chẳng hề thua kém. Đến huyền thoại của những huyền thoại như Pele mà còn phải chật vật kèn cựa vị thế số một, đủ thấy xứ Samba thừa thãi nhân tài thế nào.

    Brazil một thời nhìn đâu cũng thấy siêu sao

    TỪ BỎ JOGO BONITO

    Khi mà đích thân Vua Bóng Đá Pele phải thừa nhận rằng tốc độ phát triển của bóng đá Brazil đang thua cả bóng đá Mỹ, quốc gia vốn xem trọng bóng bầu dục, bóng rổ và bóng chày hơn (bóng đá thường bị liệt vào hạng mục “các môn thể thao khác” ở các bản tin), khi mà HLV Dunga bế tắc đến mức phải triệu tập một tiền đạo đã 35 tuổi (nhưng có số lần khoác áo ĐT chỉ bằng… 1/5 lần Neymar - 13 so với 67) cho trận “Siêu kinh điển” với Argentina, khi đó bóng đá xứ sở Samba chắc chắn đã có vấn đề.

    Đỉnh điểm của thất vọng là trận thua Đức tại bán kết World Cup 2014, ngay tại Belo Horizonte. Nhưng thực ra, những vấn đề của Brazil đã tồn tại từ nhiều năm nay. Có lẽ là từ năm 2007, năm mà U17 và U20 Brazil đồng loạt bị loại từ vòng 16 đội các giải thế giới trẻ, hoặc cũng có thể là từ sau năm 2002, lần gần nhất Selecao lên đỉnh thế giới. Dù thế nào, họ cũng đã thay đổi theo hướng tiêu cực trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, và số lượng danh hiệu các cấp độ đội tuyển của Brazil cũng tỉ lệ thuận với đà thay đổi đó.

    Juninho Paulista, một thành viên của đội hình Brazil lên ngôi tại World Cup 2002 gọi trận thua 1-7 cách đây hơn 1 năm trước ĐT Đức là “dấu hiệu đáng báo động cho nền bóng đá nước nhà”. Juninho cho rằng cầu thủ Brazil lúc này quá thiên về “sức mạnh thể chất” với những gã cơ bắp như Fernandinho, Luiz Gustavo hay Dante mà quên mất những tiền vệ sáng tạo, vốn luôn được xem là truyền thống của bóng đá Brazil.

    Brazil lúc này bệ rạc, nhạt nhòa, thiếu cá tính

    Những Ronaldinho, Kaka đang dần bị thay thế bằng mẫu tiền vệ hiện đại kiểu châu Âu, như Roberto Firmino hay Casemiro. Từ khẩu hiệu “Jogo Bonito” (Bóng đá đẹp), người Brazil đang học cách đá thực dụng, chặt chẽ của lục địa già. Ngược lại, một vài quốc gia châu Âu lại đang sở hữu những cá nhân “Jogo Bonito” chẳng kém bất kì ngôi sao Brazil đích thực nào, đặc biệt là Tây Ban Nha và mới đây là Đức.

    Đáng lo ngại hơn nữa khi LĐBĐ Brazil trao ấn tín vực dậy nền bóng đá nước nhà vào tay Dunga, một nhà cầm quân vốn dĩ không bao giờ dám mạo hiểm và cũng không cổ súy cho lối chơi Jogo Bonito dù là một người Brazil đích thực. Nhà cầm quân 52 tuổi mới đây đã triệu tập một đội hình có độ tuổi trung bình là 26,5, trong đó hơn 1/3 là những cầu thủ ở ngưỡng tuổi “băm”. Rất rõ ràng: Với Dunga, không có chuyện tài năng trẻ được trao cơ hội. An toàn là trên hết.

    Từ World Cup 2014 đến nay, Brazil chưa có nhiều thay đổi, dù ai cũng cho rằng họ cần một cuộc đại cách mạng từ gốc rễ sau thất bại trước ĐT Đức. Ngoại trừ băng ghế huấn luyện với Luiz Felipe Scolari nhường chỗ cho Dunga, thủ quân và linh hồn của Brazil vẫn là Neymar, thậm chí chiến thuật cũng vẫn giữ nguyên sơ đồ 4-2-3-1 của hơn 1 năm về trước. Kỳ Olympic được tổ chức ngay tại Rio de Janeiro Hè 2016 đã đến rất gần, nhưng chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm cho tương lai đội bóng áo vàng xanh…

    THÀNH TÍCH CỦA CÁC CẤP ĐỘ ĐT BRAZIL TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

    ĐTQG BRAZIL
    2003 – Bị loại từ vòng bảng Confed Cup
    2006 – Bị loại ở Tứ kết World Cup (thua Pháp 0-1)
    2010 – Bị loại ở Tứ kết World Cup (thua Hà Lan 1-2)
    2011 – Bị loại ở Tứ kết Copa America (thua Paraguay 0-2 sau loạt luân lưu)
    2014 – Xếp thứ 4 World Cup (thua Hà Lan ở trận tranh 3-4 và thua Đức ở bán kết)
    2015 – Bị loại ở tứ kết Copa America (thua Paraguay sau loạt luân lưu)

    U23 BRAZIL
    2004 – Không lọt vào Olympic Athens
    2008 – Xếp thứ 3 Olympic Bắc Kinh (thua Argentina 0-3 ở bán kết)
    2012 – Á quân Olympic London (thua Mexico 1-2 ở bán kết)

    U20 BRAZIL
    2003 – Á quân Copa America U20
    2005 – Xếp thứ 3 World Cup U20
    2005 – Á quân Copa America U20
    2007 – Bị loại từ vòng 16 đội World Cup U20 (thua Tây Ban Nha 2-4 ở hiệp phụ)
    2009 – Á quân World Cup U20 (thua Ghana ở loạt luân lưu)
    2013 – Không giành quyền dự World Cup U20
    2013 – Bị loại từ vòng 1 Copa America U20
    2015 – Á quân World Cup U20 (thua Serbia 1-2 ở hiệp phụ)
    2015 – Xếp thứ 4 Copa America U20

    U17 BRAZIL
    2005 – Á quân World Cup U17 (thua Mexico 0-3 ở chung kết)
    2007 – Bị loại từ vòng 16 đội World Cup U17 (thua Ghana 0-1)
    2009 – Bị loại từ vòng bảng World Cup U17
    2011 – Xếp thứ 4 World Cup U17 (thua Uruguay 0-3 ở bán kết, thua Đức 3-4 ở trận tranh 3-4)
    2013 – Bị loại từ tứ kết World Cup U17 (thua Mexico sau loạt đá luân lưu)
    2013 – Xếp thứ 3 Copa America U17
    2015 – Bị loại từ tứ kết World Cup U17 (thua Nigeria 0-3)
















































    * Mời độc giả đón đọc loạt bài Thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam TẠI ĐÂY.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội