Bóng Đá Plus trên MXH

Bóng đá Việt Nam & bài học thể lực vẫn còn bỏ ngỏ
13:45 ngày 19/03/2016
Đối với thể thao, ở bất kì quốc gia nào, rèn thể lực luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Song với bóng đá Việt Nam, câu chuyện này chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng.
    “Tôi không bất ngờ bởi giải VĐQG Hàn Quốc nổi tiếng về tính sức mạnh. Các cầu thủ ở Incheon đều rất xuất sắc với nền tảng kỹ thuật và thể lực cực cao khi được trang bị từ lúc còn trẻ. Những bài tập ở đó nặng hơn tại Việt Nam rất nhiều” – Xuân Trường tâm sự sau những buổi tập đầu ở Incheon.

    Cùng quan điểm với đồng đội, Tuấn Anh cho rằng: “Tại Yokohama, có nhiều điểm khác biệt trong việc tập luyện so với Việt Nam nhưng nhìn chung đều phục vụ cho mục đích hiệu quả cao nhất có thể. Các bài tập đa số là nặng hơn ở Việt Nam”

    Tập “nặng” ở đây được hiểu là tần suất vận động, di chuyển của cầu thủ trong buổi tập được nâng lên nhiều lần để tăng độ linh hoạt, dẻo dai. Ở những nền bóng đá phát triển trên thế giới, thể lực là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Cầu thủ muốn làm gì, chơi với chiến thuật nào, phô diễn kĩ năng nào cũng được, miễn rằng anh có sức khoẻ đạt yêu cầu.

    Thể lực không những mang về lợi thế trong tranh chấp, đua tốc độ, đó còn là “lưỡi dao trong tay áo” ở những cuộc đua đường dài. Hai đội bóng có sức mạnh, kĩ thuật, khả năng kết dính tương đương nhau. Đội bóng có thể lực tốt hơn sẽ chơi tốt trong cả trận, thể lực yếu hơn chỉ cho phép “sung” khoảng 70 phút. Trong bóng đá, vài tích tắc là đủ để làm nên sự khác biệt, huống hồ cả chục phút như vậy.

    Việc tập thể lực ở Việt Nam vẫn chưa được chú ý đúng mức - Ảnh: Trí Công
    Việc tập thể lực ở Việt Nam vẫn chưa được chú ý đúng mức - Ảnh: Trí Công

    Thể lực vừa là yếu tố trực tiếp, vừa là phương tiện tạo ra đột phá trên sân cỏ. Một chút sức rướn, Công Vinh đánh đầu ghi bàn thắng quý hơn bằng giúp ĐT Việt Nam lên ngôi lại AFF Cup. Một chút dẻo dai, Arjen Robben thoát xuống đánh bại Weiderfeller giúp Bayern vô địch Champions League, hay những pha bóng pressing, tốc độ trên nền tảng thể lực sung mãn giúp Olympic Việt Nam đánh bại O.Iran với tỉ số chấn động 4-1.

    Gần nửa thế kỉ, bóng đá Việt Nam loay hoay với những tham vọng xưng vương ở Đông Nam Á, với 1 lần vô địch AFF Cup duy nhất. Đau đớn, tiếc nuối là cái “dằm” dai dẳng trong tim NHM Việt Nam, bởi trong nhiều cú ngã, có những cú ngã khó chấp nhận. Đội bóng chơi hay hơn, tạo nhiều cơ hội hơn song hụt hơi để rồi thất bại, bài học ấy ám ảnh từ U16, U19, U23 đến ĐTQG. Một trong những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là thể lực. Nhưng, từ nhận thức được thất bại đến làm thế nào để khắc phục nó, lại là câu chuyện rất dài.

    Ở Việt Nam, công tác đào tạo thể lực không được đầu tư đúng mực. Điều ấy đến từ hai nguyên do. Thứ nhất, CLB không chú trọng đào tạo bằng các cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, giáo án hợp lý. Trong khi nhiều đội bóng trên thế giới sử dụng phần lớn thời gian, thậm chí là cả khoá học “không bóng” chỉ để rèn thể lực cầu thủ thì bóng đá nước nhà quá xem nhẹ vấn đề này. Thể lực chỉ là phương tiện khởi động, làm nóng, hoặc đan xen hời hợt trong các bài tập kỹ - chiến thuật.

    Cầu thủ Việt mới chỉ giỏi kỹ thuật, chứ thể lực vẫn còn rất đuối - Ảnh: Đức Cường
    Cầu thủ Việt mới chỉ giỏi kỹ thuật, chứ thể lực vẫn còn rất đuối - Ảnh: Đức Cường

    Nhiều gương mặt ưu tú như Công Vinh, Tuấn Anh, Xuân Trường bị “sốc” trước những bài tập thể lực khi đi “du học” là phản ánh chân thực nhất. Với rất nhiều đội bóng V-League, dồn bóng cho tiền đạo Tây rồi phó mặc dường như là miếng đánh quen thuộc. Thứ hai, bản thân cầu thủ không ý thức tập thể lực, thay vào đó chỉ tập trung phát triển kĩ thuật cá nhân. Nếu nền tảng thể lực không cho phép, đến một lúc nào đó, đôi chân sẽ có đủ “ngoan” để tuân theo mệnh lệnh của cái đầu?

    Cuối cùng, dù có triển khai lối chơi bóng ngắn hay bóng dài, ít chạm hay nhiều chạm, đều cần có thể lực tốt như nhau. HLV Hữu Thắng chọn lối đá bóng ngắn để phù hợp với thể hình, kỹ thuật của cầu thủ Việt Nam, nhưng cần nhớ, lối đá này cần có sự di chuyển linh hoạt, nhịp nhàng và mềm dẻo trong suốt cả trận. Để đáp ứng điều đó, không gì khác ngoài sự bền bỉ đến từ nguồn thể lực sung mãn. Nhìn Arsenal hay Barcelona chơi bóng nhẹ nhàng, tinh tế là vậy, cầu thủ của họ đều phải chạy trên dưới 10 km/ trận, đó không phải điều đơn giản.

    Hi vọng, các CLB sẽ đầu tư nhiều hơn cho công tác rèn thể lực bằng các giáo án, HLV thể lực chuyên nghiệp, phương tiện hiện đại. Để bước lên tầm cao mới, bóng đá nước nhà cần có nền tảng vững vàng hơn nữa.

    VIDEO: Những pha ban bật của ĐT Việt Nam trước Hà Nội T&T

    NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
    Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản
    Hồng Nam • 13:45 ngày 19/03/2016

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay