Bóng Đá Plus trên MXH

Jack Wilshere lại chấn thương: Tuổi nhỏ nên… làm việc nhỏ
HOÀNG NAM • 10:27 ngày 29/11/2014
4 tháng, đó là quãng thời gian mới nhất mà Jack Wilshere sẽ phải rời xa sân cỏ vì chấn thương. Người hâm mộ Arsenal dĩ nhiên buồn bã đón nhận tin dữ. Một số người thì ngẫm nghĩ xa hơn: Liệu có phải Wilshere là kết quả tất yếu của một tư tưởng bóng đá sai lầm!
    Tiền sử chấn thương có một không hai
    Jack Wilshere, sinh năm 1992, năm nay mới bước sang tuổi 23, cái tuổi sung mãn của đời cầu thủ. Nhưng việc chơi bóng của chàng trai trẻ này liên tục bị gián đoạn bởi những cơn đau do va chạm trên sân cỏ.

    Năm 2007, HLV Arsene Wenger đã từng rất tâm đắc khi phát hiện trong đội trẻ của Arsenal xuất hiện một “thủ lĩnh” lai tạp giữa “kĩ thuật của người Tây Ban Nha và một trái tim Anh Quốc”. Tới năm 2009, ông đôn cầu thủ này lên đội một và cho ra mắt ở Ngoại hạng Anh. Không một ai phản bác những nhận định của Wenger, nhưng nhìn từ góc độ giáo dục, có lẽ Wenger đã sai khi khuyến khích Wilshere đi theo con đường của một chiến binh.


    Tình huống chấn thương rợn người của Wilshere

    Hãy cùng điểm lại tiền sử chấn thương của Wilshere trong 5 năm thi đấu trong đội hình 1 của Arsenal
    * 24 tháng mười năm 2009 – Mắt cá chân – 5 tuần rưỡi
    * 8 tháng một năm 2010 – Gân kheo – 4 tuần rưỡi
    * 14 tháng mười một năm 2010 - Lưng – 1 tuần rưỡi
    * 1 tháng tám năm 2011 – Mắt cá – 65 tuần
    * 9 tháng hai năm 2013 - Hông – 1 tuần
    * 3 tháng ba năm 2013 – Mắt cá – 4 tuần rưỡi
    * 20 tháng năm 2013 – Mắt cá – 6 tuần rưỡi
    * 31 tháng mười 2013 – Mắt cá – 1 tuần rưỡi
    * 24 tháng một năm 2014 – Mắt cá – 2 tuần
    * 5 tháng ba năm 2014 – Mắt cá – 9 tuần
    * 26 tháng mười năm 2014 – Cúm – 2 tuần
    * 22 tháng mười một năm 2014 – Mắt cá – Dự tính 16 tuần
    Tổng cộng 119 tuần chấn thương
    Trong 119 tuần dưỡng thương (tương đương với hơn 2 năm) 2 mắt cá chân của Wilshere đã gây phiền phức tới 112 tuần, và chấn thương mắt cá thì hầu hết tới từ những va chạm tóe lửa của Wilshere với những đối thủ hơn anh về vóc dáng. Thực tế cho thấy, trong suốt 5 mùa giải (190 trận ngoại hạng Anh) Wilshere mới chỉ thi đấu được 95 trận (21 trận vào sân từ ghế dự bị). Con số quá ít ỏi cho cầu thủ có cá tính của một thủ lĩnh.

    Tư duy sai lầm của Wilshere
    Mới đây nhất, khi nằm viện để chụp scan mắt cá chân phải. Tiền vệ của Arsenal vẫn thể hiện khẩu khí ngút trời trong đoạn Tweet trên trang cá nhân: “Cuối cùng lại là mắt cá. Dẫu sao thì bạn cũng phải cố gắng cày ải nếu bạn muốn đoạt được những gì bạn muốn. Không có gì tới nếu bạn không thực sự lao vào một cuộc chiến với đầy đủ lòng dũng cảm và đặt toàn bộ tâm trí của mình vào đó”

    Trên thực tế thì mẫu cầu thủ “nhỏ nhưng có võ” ở tuyến giữa của các đội bóng Anh gần như đã biến mất trong khoảng 2 thập kỉ gần đây. Những chàng tiền vệ vào sân chỉ để “tẩn” một gã nào đó ra trò đã hoàn toàn tuyệt chủng. Người gần nhất có thể so sánh với chiều cao 1m72 của Wilshere là Dennis Wise của Chelsea một thời và có lẽ sự nghiệp của Wilshere cũng khó lòng vượt được ngưỡng thường thường bậc trung của Wise nếu như anh tiếp tục suy nghĩ theo cách hiện tại

    Để làm ví dụ cho tầm quan trong của chiều cao, thể hình và cơ bắp trong thể thao, chúng ta hãy nhìn sang môn quyền Anh, nơi người ta phải phân làm 12 hạng cơ bản với chênh lệch từng 3kg, và hạn chế tối đa cho các võ sĩ không cùng hạng đấu với nhau. Câu chuyện về va chạm trong thể thao thuần túy là câu chuyện về cơ bắp. Wilshere có thể dám lao vào một anh chàng cao hơn 10 cm và nặng hơn 10 kg, nhưng hậu quả là chẳng chóng thì chày chính tiền vệ của Arsenal sẽ phải nhập viện để điều trị những di chứng để lại trên cơ thể nhỏ bé của anh.


    Wilshere dưỡng thương tại bệnh viện

    Và tư tưởng sai lầm của Wenger
    5 năm qua, chẳng phải mình Wilshere dính chấn thương nhiều ở Arsenal. Năm nào cũng thế, cứ tới giai đoạn giáng sinh là bệnh viện của Pháo thủ lại vui như hội. Đủ các nhân vật từ tiền vệ, tiền đạo, hậu vệ nườm nượp kéo nhau vào dưỡng sức. 

    Theo thống kê, Arsenal luôn dành ra 119 tuần mỗi mùa giải cho các ca chấn thương, cao hơn gần 10% so với các đội bóng còn lại. Chi tiết này phản ánh cách dụng binh của Arsene Wenger. Ông quá ưa thích mẫu cầu thủ nhỏ con, kĩ thuật trong bối cảnh mà bóng đá đang thực sự chuyên môn hóa ngày càng rõ rệt: Tranh chấp thì phải to con, chạy cánh thì cần dẻo dai. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở Anh, Wenger được đặt cho cái tên “Mr. I didn’t see it”. Cái mà ai cũng thấy thì Giáo sư lại không thấy, hoặc giả ông cố tình lờ đi để trung thành với lý tưởng huấn luyện của mình.
    Mới đây nhất, cực chẳng đã cựu HLV lừng danh một thời George Graham của Arsenal đã đăng đàn phát biểu: “Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ vô địch Ngoại hạng một lần nào nữa”. Có quá nhiều vấn đề đang biến Arsenal trở thành một tập thể không có sức cạnh tranh, mà vấn đề về thể trạng là một trong số đó.
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay