Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Chelsea đã làm gì để né Luật công bằng tài chính?
Thắng Nguyễn • 19:44 ngày 13/01/2015
Chelsea được biết đến là một CLB luôn sẵn sàng “chi đậm” trên TTCN để chiêu mộ những ngôi sao đắt tiền. Thế nhưng, họ lại không hề vi phạm Luật công bằng tài chính của UEFA. Bí quyết nằm ở đâu?
    Cầu thủ là… mỏ vàng
    Theo báo cáo tài chính mà Chelsea gửi cho các cơ quan quản lý tại Anh, mùa giải 2013/14, đội bóng thành London đã thu về khoản lãi 19 triệu bảng (trước thuế), trong khi mùa trước đó The Blues chịu lỗ 51 triệu bảng. Tổng thu nhập của họ cũng đạt mức 320 triệu bảng, tăng 25% so với mùa 2011/12. Theo đánh giá của giới chuyên gia tài chính, những khoản thu nhập và lãi kể trên đã góp phần giúp Chelsea không vi phạm Luật công bằng tài chính (FFP) của UEFA.

    Nhờ đâu mà chỉ sau 1 năm, Chelsea từ lỗ 51 triệu bảng trở thành lãi 19 triệu bảng (chênh lệch tới 70 triệu)? Các phân tích chỉ ra rằng nguồn lãi lớn nhất của The Blues ở mùa giải trước là việc bán cầu thủ (65 triệu bảng), với những thương vụ “bom tấn” như Juan Mata (tới M.U 37,1 triệu bảng), David Luiz (tới PSG 50 triệu bảng), Kevin De Bruyne (tới Wolfsburg 16 triệu bảng). Nếu không có tiền lãi từ việc bán cầu thủ, Chelsea sẽ bị lỗ 46 triệu bảng ở mùa giải trước, thay vì lãi 19 triệu bảng.

    Chelsea bán David Luiz cho PSG với giá 50 triệu bảng

    Xét trong khoảng thời gian gần đây, rõ ràng Chelsea đang chú trọng tới việc kiếm lời từ những thương vụ mua bán cầu thủ. Ở giai đoạn 2005-2011, The Blues chỉ thu về 73 triệu bảng từ chuyển nhượng, nhưng chỉ trong 3 năm gần đây, con số đó đã tăng vọt lên mức 108 triệu bảng.

    Đội bóng thành London thậm chí đã xây dựng những kế hoạch rất cụ thể để tăng tối đa nguồn thu từ việc bán cầu thủ. Họ ưu tiên chiêu mộ các tài năng trẻ triển vọng giá rẻ, bỏ kinh phí đào tạo họ tới khi trưởng thành, tạo điều kiện cho họ thi đấu tại những “CLB con” (như Vitesse chẳng hạn), và sau đó bán lại cho những đội bóng khác. Chỉ cần một vài cầu thủ được bán đi với giá trên 15 triệu bảng, The Blues sẽ bắt đầu thu lời.

    Trong bối cảnh UEFA đang siết chặt Luật công bằng tài chính, đây là một sự đầu tư hết sức thông minh. Số tiền Chelsea bỏ ra đầu tư vào các học viện đào tạo tài năng trẻ không bị UEFA coi là những khoản lỗ, nhưng số tiền họ thu được từ việc bán cầu thủ lại được tính vào khoản lãi hàng năm. Hơn nữa, khi các cầu thủ được cho mượn, khoản lương của họ sẽ được các CLB con của Chelsea chi trả.

    Vì sao bán cầu thủ dễ sinh lãi?
    Thông thường, khi một CLB bán cầu thủ, khoản lãi bằng tiền mặt sẽ được tính bằng công thức “giá bán trừ đi giá mua”. Chẳng hạn, Chelsea mua một cầu thủ giá 32 triệu bảng và bán lại với giá 35 triệu bảng, họ sẽ thu về khoản lãi tiền mặt là 3 triệu bảng.

    Chelsea mua Lukaku giá rẻ, bán lại với giá cao

    Thế nhưng Luật công bằng tài chính không xem xét khoản lãi (hay lỗ) tiền mặt mà chú trọng tới khoản lãi (hay lỗ) kế toán hàng năm. Ở ví dụ trên, Chelsea mua cầu thủ giá 32 triệu bảng và ký hợp đồng 4 năm với anh này, thì mỗi năm The Blues sẽ phải chịu khoản phí hao mòn là 8 triệu bảng, tính vào lãi kế toán hàng năm. 

    Giả sử cầu thủ này được bán sau khi đã hết 3 năm hợp đồng thì khi đó Chelsea đã trả 24 triệu bảng (8 triệu mỗi năm trong 3 năm), vậy nên khoản phí hao mòn còn lại chỉ là 8 triệu bảng. Khi bán cầu thủ, Chelsea không phải trả 8 triệu bảng phí hao mòn còn lại và thu về tới 35 triệu, do đó khoản lãi kế toán của đội bóng thành London sẽ được tăng thêm 27 triệu bảng. Những khoản lãi rất lớn này là lý do vì sao các đội bóng “nhà giàu” cần phải chú ý tới việc bán cầu thủ.

    Thu lời từ những nguồn khác
    Ngoài những thương vụ mua bán cầu thủ, Chelsea cũng thu lời từ những nguồn khác như tiền bán vé, bản quyền truyền hình, các hoạt động thương mại. Doanh thu của đội bóng trong mùa giải trước đã tăng tới 25% (từ 256 triệu lên 320 triệu bảng), trong đó doanh thu từ tiền vé và các hoạt động thương mại tăng khoảng 30-35%.

    Doanh thu của Chelsea tăng trưởng khá đều trong những năm gần đây

    Bên cạnh đó, Chelsea còn nhận được 43 triệu bảng tiền thưởng từ thành tích vào tới vòng bán kết Champions League 2013/14, nhỉnh hơn 1 triệu euro so với số tiền mà họ nhận được từ việc tham dự vòng bảng Champions League và vô địch Europa League ở mùa 2012/13.

    Tại Premier League, doanh thu của Chelsea chỉ đứng sau Manchester United và Manchester City, nhưng trên bình diện châu Âu, The Blues vẫn còn kém xa các “siêu CLB” như Real Madrid (doanh thu 550 triệu bảng ở mùa giải 2013/14) hay Barcelona (doanh thu 485 triệu bảng).

    Hướng đi cho Man City và PSG
    Những kế hoạch đầu tư thông minh của Chelsea sẽ mở ra hướng đi mới cho các CLB đang bị UEFA “sờ gáy” vì vi phạm Luật công bằng tài chính như Man City và PSG. Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động thương mại, nâng cao giá trị thương hiệu để thu hút những nguồn đầu tư hợp pháp, 2 đội bóng “nhà giàu” này nên chú ý hơn tới công tác đào tạo cầu thủ trẻ.

    Bên cạnh việc cung cấp cầu thủ, công tác đào tạo trẻ nếu làm tốt sẽ là nguồn sinh lời rất lớn mà bất kỳ đội bóng nào cũng muốn khai thác.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội