Bóng Đá Plus trên MXH

Vào “bảng tử thần” chỉ có… chết
Kinh Thi • 06:08 ngày 06/12/2013
Trong kỷ nguyên hiện đại (tính từ khi các đội châu Á và châu Phi đã được xem trọng), thì bảng E của World Cup 1986 (Đức, Scotland, Uruguay, Đan Mạch) là “bảng tử thần” đáng nhớ nhất. Lần đầu tiên dự World Cup, Đan Mạch dù rất mạnh vẫn bị FIFA xếp vào nhóm đội “lót đường”, và đấy chính là nguyên nhân khiến “bảng tử thần” xuất hiện.
    Trên thực tế, Đan Mạch đã tưng bừng thắng cả 3 trận vòng bảng. Nhưng vào đến vòng 2 thì Đan Mạch thảm bại 1-5 trước TBN. Đức vào đến chung kết, và đấy chính là đội tiến xa nhất sau khi thoát ra từ “bảng tử thần” trên đấu trường World Cup  (xin nhắc lại, chúng ta chỉ đang nói về kỷ nguyên hiện đại).

    Bảng C của World Cup 2006 (Argentina, Hà Lan, Bờ Biển Ngà, Serbia & Montenegro) và bảng F của World Cup 2002 (Anh, Argentina, Thụy Điển, Nigeria) là những “bảng tử thần” đáng chú ý khác. Rút cuộc, Hà Lan (2006) và Thụy Điển (2002) đều dừng chân ở vòng 2. Argentina (2006) và Anh (2002) thì chỉ tiến đến tứ kết. 

    Tại World Cup 1998, Paraguay và Nigeria đều phải dừng chân ở vòng 2 sau khi vượt qua TBN và Bulgaria ở “bảng tử thần”. Còn tại World Cup 1990, Á quân châu Âu Liên Xô là đội duy nhất bị loại trong “bảng tử thần”. Khi ấy, Romania tiến đến vòng 2, Cameroon vào tứ kết và Argentina vào chung kết (World Cup 1990 có 22 đội tham dự chia làm 6 bảng đấu, 12 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ lọt vào vòng sau). Các kỳ World Cup 1994 và 2010 đều không có “bảng tử thần” một cách rõ rệt.

    Hà Lan (áo cam) từng rơi vào bảng tử thần ở World Cup 2006

    Tóm lại, chưa có đội nào lọt vào “bảng tử thần” ở giai đoạn 1 của World Cup mà rút cuộc lại đăng quang. Tình trạng ngược lại thì rất dễ thấy: hành trình lên ngôi vô địch World Cup thường bắt đầu từ một vòng bảng rất dễ dàng. TBN thậm chí “có quyền” thua cả Thụy Sỹ ngay trận ra quân mà vẫn vô địch World Cup 2010. 

    Hai đối thủ còn lại ở vòng bảng của TBN khi ấy đều rất nhẹ (Chile và Honduras). Tại World Cup 2002, Brazil khởi đầu hành trình đến cú penta bằng một vòng bảng chỉ gồm Costa Rica, TNK và Trung Quốc! Với Pháp, chức vô địch World Cup 1998 bắt đầu từ những trận thắng Nam Phi và Saudi Arabia...

    Rõ ràng, đấy là các trường hợp quá thảnh thơi, có thể luân phiên sử dụng gần đủ 23 cầu thủ trong danh sách, lại chỉ cần cưỡi ngựa xem hoa trong giai đoạn đầu. Ngược lại, khi rơi vào “bảng tử thần”, đội nào cũng phải bung sức quyết chiến thật sớm.

    Họ bị bào mòn thể lực, chịu nguy cơ chấn thương cao, lại phải dùng hết bài tủ ngay từ vòng bảng, khiến đối phương dễ dàng nghiên cứu. Mặt khác, rơi vào “bảng tử thần” thì chẳng ai được đảm bảo ngôi đầu. Hành trình tiếp theo do vậy cũng không thuận lợi.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội