Bóng Đá Plus trên MXH

Chính sách chuyển nhượng làm Barcelona mất đi bản sắc?
Chiêu Văn • 20:14 ngày 13/11/2014
Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào những chữ ký đắt giá khiến Barca đứng trước nguy cơ mất đi bản sắc của họ, cả trong nhân sự và lối chơi.
    Barcelona đạt tới đỉnh cao dưới thời HLV Pep Guardiola, với cột mốc là trận chung kết Champions League năm 2011 ở Wembley, với cảm giác về một triều đại thống trị sẽ còn kéo dài rất lâu. Họ đánh bại Manchester United 3-1 để giành chức vô địch lần thứ 2 trong 3 mùa, chỉ để tuột danh hiệu một lần vì vận rủi, sự tinh quái và hiệu quả kinh người của Inter Milan dưới thời Jose Mourinho, cũng như núi lửa phun ở Iceland. Với một học viện trẻ lừng lẫy và triết lý bóng đá chiến thắng được thiết lập vững chắc, Barca có vẻ đã sẵn sàng một nền tảng vững chắc cho thành công bền lâu.

    Nhưng 3 năm rưỡi sau, tình hình đã thay đổi nhanh chóng. 7 cầu thủ trong đội hình xuất phát trận chung kết đó tới Barca khi còn rất trẻ: họ học lối chơi ở đó và trở thành một phần của CLB. Còn đội hình ra sân ở chiến thắng 2-0 trước Ajax tại Champions League mới rồi, chỉ có 4 người từng trải qua lò La Masia, với Xavi đã 34 tuổi. Đây là vấn đề với mọi CLB được xây dựng chỉ dựa trên một triết lý bóng đá: một số thế hệ trẻ sẽ giỏi hơn những thế hệ khác.

    Dưới thời Guardiola, Barca là một “hệ sinh thái” có một không hai, mà những “sinh vật ngoại lai” rất khó thích nghi. Zlatan Ibrahimovic thường được viện ra làm ví dụ cho sai lầm chuyển nhượng lớn nhất của Guardiola, nhưng thực ra gần như mọi cầu thủ khác không gắn bó đủ lâu với Camp Nou đều không thể hòa nhập, với danh sách bao gồm Alexander Hleb, Dmytro Chygrynskiy, Keirrison, Henrique, Martin Caceres và nhiều người nữa.


    Là một cầu thủ, Guardiola đã trải qua lò La Masia dưới thời Johan Cruyff. Là một HLV, ông tuyệt đối trung thành với ý tưởng của Cruyff cả về lối chơi lẫn con người để thực thi lối chơi đó. Guardiola cũng gặp may vì trong vòng 5 năm, La Masia đã sản sinh ra những Xavi, Victor Valdes, Andres Iniesta, Gerard Pique, Lionel Messi, Pedro và Sergio Busquets. Một thế hệ vàng son có thể chơi ăn ý với nhau như thế là cực kỳ hiếm hoi.

    Ajax từng trải qua 2 thời điểm vàng như thế, một lần vào đầu những năm 1970 và một lần nữa vào giữa những năm 1990. Họ không phải là đội “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, nên một khi những đội bóng hoàng kim đó tan đàn xẻ nghé, Ajax sẽ lại phải lui về vị thế thấp cổ bé họng. Barcelona thì khác. Họ không thể chấp nhận bị loại từ vòng bảng Champions League. Việc họ vắng mặt ở bán kết giải đấu này mùa trước khiến Barca đã bỏ lỡ nhóm 4 đội mạnh nhất châu Âu lần đầu tiên trong 7 năm, và đó là một thất bại. Và vì có tiền, họ tìm cách sửa sai bằng những hợp đồng bom tấn. Trong thế giới bóng đá hiện giờ, giống như mọi CLB giàu có khác, Barca không mua theo nhu cầu chuyên môn, mà theo đuổi những ngôi sao lớn, nhưng cỗ máy thương mại với giá trị không chỉ trên sân cỏ.

    Neymar và Luis Suarez là những tiền đạo hết sức tài năng. Nhưng họ cùng với Messi cũng sẽ biến Barcelona thành đội bóng châu Âu được yêu mến nhất ở Nam Mỹ, thị trường số 1 của bóng đá TBN.


    Thế mạnh của Barcelona dưới thời Guardiola không phải là tấn công, hay đúng hơn, không chỉ là tấn công. Họ vượt trội về mặt kỹ thuật so với mọi đối thủ và sở hữu cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời Messi, nhưng điều giúp Barca chiến thắng là tính tổ chức, khả năng cầm bóng và cướp bóng lại gần như ngay lập tức. Suarez đủ năng lượng và có phong cách phù hợp với lối chơi đó, nhưng Neymar là một tồn nghi, trong khi Messi khó thể duy trì mãi phong độ siêu phàm.

    Có thể HLV Luis Enrique vẫn có thể áp dụng một hệ thống mà Barca không cần bám theo phong cách chơi bóng cũ của họ, một đội hình 4-3-3 chia làm hai nửa chẳng hạn: 7 người luôn sẵn sàng lùi lại phòng ngự và 3 người được tự do di chuyển cũng như kiến tạo phía trên. Nhưng đó không phải là bản sắc của Barcelona. Sự va chạm giữa phương pháp mới và cũ khá rõ ràng trong trận gặp Ajax. Có những thời điểm, nhất là trong hiệp 1, khi Xavi gây sức ép lên đối phương, nhưng 3 tiền đạo của Barca lùi lại.

    Những chữ ký như với Neymar và Suarez đang đẩy Barca về một thái cực khác của lối chơi mà họ vẫn thể hiện. Trong 2 năm qua, đội bóng thiếu đi sự quyết liệt và khát khao mà họ luôn cho thấy ở thời đỉnh cao. Những sản phẩm từ lò đào tạo trẻ không đủ chất lượng, như Bojan Krkic, Isaac Cuenca và Christian Tello, khiến cho việc chạy theo các ngôi sao trở thành một giải pháp hấp dẫn, nhưng chính điều đó đang làm phai nhạt dần khẩu hiệu nổi tiếng của CLB xứ Catalunya: “Còn hơn một đội bóng”.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội