Bóng Đá Plus trên MXH

Những vụ scandal qua các đời chủ tịch Barca
QUANG MINH • 14:55 ngày 25/01/2014
Từ Johan Cruyff, Diego Maradona, tới Lionel Messi và bây giờ là Neymar. Hầu hết những ngôi sao lớn của Barca đều có những scandal dính dáng tới các vị chủ tịch cũng như người đứng đầu đội bóng. Nhân vụ Sandro Rosell vừa từ chức, hãy cùng BONGDAPLUS điểm lại những vụ scandal liên quan đến vị trí nắm quyền lực cao nhất ở Barca từ trước tới nay.
    1. Bernd Schuster và chủ tịch Nunez
    Năm 1980 Bernd Schuster chuyển từ Cologne sang Barca và nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi của mình. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thi đấu cho Barca, Schuster bắt đầu có mâu thuẫn với Barca. Tất cả đều bắt nguồn từ việc chủ tịch Josep Lluis Nunez cũng một số HLV như Helenio Herrera, Udo Lattek, Terry Venables hay Luis Aragones lạnh nhạt với ông. Hai năm sau, năm 1988, Schuster quyết định chấm dứt hợp đồng với đội chủ sân Nou Camp để chuyển sang khoác áo... Real Madrid và giúp Los Blancos thống trị La Liga với 2 chức vô địch liên tiếp (1989 và 1990).


    2. Johan Cruyff và chủ tịch Nunez
    Có lẽ không có nhân vật nào trong lịch sử bóng đá thế giới có ảnh hưởng sâu sắc và lâu bền đến thành công của một đội bóng như Johan Cruyff với Barcelona. Từng là một trụ cột không thể thay thế khi còn khoác áo Barca (1973 đến 1978). Khi làm công tác huấn luyện, "Thánh Johan" tiếp tục gặt hái được nhiều thành công cùng đội bóng xứ Catalunya.


    Dưới thời Johan Cruyff, những tên tuổi như Pep Guardiola, Jose Mari Bakero, Txiki Begiristain, Ion Andoni Goikoetxea, Ronald Koeman, Michael Laudrup, Romario, Gheorghe Hagi và Hristo Stoichkov đã được chiến lược gia người Hà Lan đưa lên một tầm cao mới. Cùng với Barca, chiến lược gia người Hà Lan đã giành 4 chức vô địch La Liga, 1 Champions League, 1 cúp C2, 1 siêu cúp châu Âu, 1 cúp nhà Vua Tây Ban Nha cùng 3 siêu cúp Tây Ban Nha. Với 11 danh hiêu sau 8 năm, ông trở thành HLV tại vị lâu nhất và có nhiều danh hiệu nhất (Sau này bị Pep Guardiola vượt mặt với 15 danh hiệu).

    Tuy nhiên, trong hai mùa giải liên tiếp (từ 1994 đến 1996), việc Barca không có danh hiệu vô địch nào đã khiến mối quan hệ giữa Johan Cruyff và chủ tịch Nunez rất căng thẳng. Sau khi bị sa thải, "Thánh" Johan đã thề sẽ không bao giờ trở lại Barca.

    3. Diego Maradona và chủ tịch Nunez
    Sau một World Cup 1982 thành công, Diego Maradona đã chuyển tới Barca với mức phí 5 triệu bảng. Tại sân Nou Camp, "Cậu bé Vàng" đã chơi tổng cộng 58 trận và ghi được 38 bàn thắng sau 2 mùa giải. Cùng với đó, tiền đạo người Argentina cũng có được 3 danh hiệu tại đội bóng xứ Catalunya (1 La Liga, 1 Cúp nhà Vua và 1 siêu cúp TBN đều trong năm 1983). Tuy nhiên, quãng thời gian chơi bóng tại đây của Maradona lại diễn ra không mấy thuận lợi. Bên cạnh những chấn thương hành hạ, đặc biệt căn bệnh viêm gan, huyền thoại người Argentina còn thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với chủ tịch Josep Lluis Nunez. Đây là lý do khiến Barca bán Maradona cho Napoli với mức giá kỷ lục 6,9 triệu bảng vào năm 1984.


    4. Hristo Stoichkov và chủ tịch Nunez
    Là một huyền thoại của bóng đá Bulgaria, Stoichkov chuyển đến Barca năm 1990 sau khi tạo dựng được tên tuổi tại quê nhà trong màu áo CSKA Sofia. Sau 5 năm thi đấu bên cạnh những ngôi sao như Maradona, Romario, đồng thời được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Johan Cruyff, Stoichkov giành được 4 chức vô địch La Liga. Tuy nhiên, những mâu thuẫn âm ỉ giữa cá nhân cầu thủ này với BLĐ đội bóng đã khiến Stoichkov bị chủ tịch Nunez bán cho Parma vào năm 1995.


    5. Ronaldo "béo" và chủ tịch Nunez
    Barca chính là bệ phóng để đưa Ronaldo "béo" trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới, sau khi anh chuyển tới sân Nou Camp từ PSV năm 1996. Tuy nhiên, Ro "béo" nhất quyết không gia hạn hợp đồng vì những mâu thuẫn với chủ tịch Nunez, anh chỉ khoác áo Barca trong đúng 1 mùa giải (ghi 47 bàn thắng/49 trận). Sau đó Ro "béo" chuyển sang Serie A khoác áo Inter trong 5 năm (1997 đến 2002) trước khi trở lại La Liga chơi để cho... Real Madrid trong 4 năm (2002 đến 2006).


    6. Luis Figo và chủ tịch Joan Gaspart
    Năm 2000, Luis Figo chính là quân bài quan trọng để chủ tịch Florentino Perez đắc cử chức Chủ tịch Real. Ông trùm ngành xây dựng đã hứa sẽ mang tuyển thủ Bồ Đào Nha về sân Bernabeu. Và ông đã làm thật khi quyết định bỏ ra 10.000 triệu pesetas Bồ Đào Nha (60 triệu euro) để chiêu mộ Figo ngay sau khi lên nắm chức chủ tịch Nhà trắng. Chủ tịch Barca thời điểm đó là Joan Gaspart đã bị các CĐV xứ Catalan nguyền rủa là kẻ vô dụng khi không giữ được Figo, dù ông mới nhận chức trước đó chưa đầy 1 tháng.


    Gaspart được biết đến như một trong những phó chủ tịch của CLB tốt nhất trong nhiệm kỳ của chủ tịch Nunez, nhưng ông lại là một trong những chủ tịch tồi tệ nhất. Ông đã dành tất cả số tiền thu được từ việc bán Figo để mang về những ngôi sao như Emmanuel Petit, Marc Overmars (Arsenal) và Gerard (Valencia). Tuy nhiên, thành tích bết bát của Barca khiến người đàn ông sinh năm 1944 này mất chức năm 2003.

    7. Pep Guardiola và chủ tịch Sandro Rosell
    Không phải nhắc quá nhiều tới những đóng góp của Pep Guardiola cho Barca trong 4 năm ông dẫn dắt đội chủ sân Nou Cam (2008-2012). 3 chức vô địch La Liga, 2 cúp nhà Vua TBN, 3 siêu cúp TBN, 2 Champions League, 2 siêu cúp châu Âu và 2 chức vô địch FIFA Club World Cup, tổng cộng với 15 chức vô địch đã đưa Guardiola thành HLV có được nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử 114 năm tồn tại của đội bóng xứ Catalunya. Tuy nhiên, những mâu thuẫn âm ỉ với chủ tịch Sandro Rosell đã khiến Pep phải nói lời chia tay Barca hồi năm 2012. Hiện, chiến lược gia người Tây Ban Nha đang rất thành công khi chèo lái con tàu Bayern Munich.


    8. Messi và phó chủ tịch kinh tế Javier Faus
    Hồi đầu tháng 12/2013, mối quan hệ giữa Lionel Messi và phó chủ tịch chuyên mảng kinh tế của Barca là Javier Faus đã khá căng thẳng. Nguyên nhân được cho là vị phó chủ tịch này đã thẳng thắng từ chối nguyện vọng được gia hạn hợp đồng của Messi. Trả lời phỏng vấn kênh RAC1, Faus cho hay: "Gia hạn với Messi? Tôi chẳng thấy lý do gì để phải làm điều đó. Chúng tôi không có nghĩa vụ phải cải thiện điều khoản hợp đồng sau mỗi 6 tháng".


    9. Neymar và chủ tịch Sandro Rosell
    Hợp đồng gây tranh cãi của cầu thủ người Brazil hiện vẫn là đề tài được bàn luận sôi nổi, tuy nhiên hệ quả thì đã có khi Chủ tịch Sandro Rosell đã quyết định từ chức. Sandro Rosell làm vậy bởi ông không chịu nổi áp lực và đứng trước nguy cơ phải "bóc lịch" khi bị nghi là có liên quan tới việc tham ô tài sản.

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội