Lịch thi đấu U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2020
Từ xe bus chiều dọc của người Anh…
Ở VCK World Cup 2018, đội tuyển Anh trình làng một cách tổ chức dàn xếp đá phạt góc đặc biệt. Theo đó mỗi khi đón quả phạt góc, 4-5 cầu thủ sẽ xếp theo một chiều dọc thẳng về cầu môn đối phương. Báo chí Anh gọi đó là “Xe bus tình yêu”, vì nó tạo nên một sự khác biệt và đầy hiệu quả cho bầy “Tam sư” dưới thời Gareth Southgate.
Cụ thể, trong số 11 bàn ở VCK World Cup 2018, ĐT Anh ghi 8 bàn từ những tình huống cố định, nhiều hơn các đối thủ khác ít nhất là 2 bàn. Đáng chú ý, một thống kê khác chỉ ra rằng, trước thời điểm giải đấu diễn ra ở Nga, ĐT Anh không ghi được bàn nào từ tình huống cố định từ EURO đến World Cup, kể từ sau bàn thắng của Matthew Upson ở trận gặp Đức vào năm 2010.
Sự sáng tạo của ĐT Anh mang đến cảm hứng cho nhiều HLV trên thế giới. Một trong số đó có ông Park Hang Seo. Thời điểm tháng 7 và 8 năm ngoái, khi Olympic Việt Nam chuẩn bị cho giải giao hữu Tứ hùng và ASIAD 2018, ông cùng trợ lý Lee Young Jin đã thử sắp xếp một trục dọc các cầu thủ như Văn Hậu, Anh Đức, Thành Chung, Tiến Dũng, Duy Mạnh trước cầu môn đối phương.
Tuy nhiên công thức theo khuôn mẫu của ĐT Anh được áp dụng cho các cầu thủ Việt Nam đã không đem đến hiệu quả như mong đợi.
… đến “ma-nơ-canh” chiều ngang của ông Park
Nhưng ông Park Hang Seo không phải là người dễ bỏ cuộc. Mất gần 1 năm tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với các cộng sự trong Ban huấn luyện, sau cùng, ông Park đã tìm ra được một công thức phù hợp với Việt Nam ở những tình huống đá phạt góc.
Điển hình tại SEA Games 2019, U22 Việt Nam của ông Park ghi 9 bàn (trong tổng số 24 bàn) có được từ những pha bóng bổng. 8/9 những pha lập công ấy là những lần mà các cầu thủ U22 Việt Nam cụ thể hóa cơ hội từ phạt góc.
Đó cũng là vũ khí tạo nên sự khác biệt giữa U22 Việt Nam và 10 đối thủ còn lại tại SEA Games, khi những Myanmar, Thái Lan, Philippines hay Lào, Indonesia chỉ có vỏn vẹn 2-3 bàn từ đánh đầu.
Nghiên cứu từ băng hình các tình huống lập công của U22 Việt Nam ở SEA Games, chúng ta mới thấy được cách bố trí người của ông Park trong vòng cấm là như thế nào.
Cụ thể, vẫn là một trục gồm 5-6 cầu thủ (ngoại trừ Đức Chinh) sở hữu chiều cao trên 1m80, nhưng khác với cách bố trí theo chiều dọc như ĐT Anh, ông Park yêu cầu họ lần này đứng giăng ngang (song song với khung thành).
Đức Chinh được bố trí ở cột gần, sau đó lần lượt là Thành Chung, Văn Hậu, Tiến Linh hay Tấn Sinh ở phía sau. Nếu cầu thủ phía trước đánh đầu hụt thì cầu thủ phía sau sẽ là người tiếp cận trái bóng. Điều đó giúp cho mật độ và tỷ lệ chạm bóng ở những pha đá phạt góc của U22 Việt Nam diễn ra thường xuyên và dày hơn.
Ngay cả khi họ không thể đưa được bóng vào khung thành thì ở phía ngoài vòng cấm, Quang Hải, Hoàng Đức hay Thanh Sơn cũng đã sẵn sàng cho những tình huống bóng hai để dứt điểm về cầu môn đối thủ.
Chờ sức bật ở VCK U23 châu Á 2020 Cách đây 2 năm, trong chiến công vào đến trận chung kết U23 châu Á 2018, U23 Việt Nam hiếm khi có những bàn thắng từ bóng bổng. Duy nhất chỉ có bàn thắng của Đức Chinh sau đường chuyền của Xuân Trường vào lưới U23 Iraq. Với “vũ khí” mới cùng đông đảo cầu thủ có chiều cao trên 1m80, ông Park hy vọng có thể tạo ra sự mới mẻ ở những pha không chiến. U23 Jordan bất ngờ nhận tin sốc Rất kỳ vọng vào 2 cầu thủ đang đá ở châu Âu là Musa Al-Taamari và Omar Hani nhưng U23 Jordan đã nhận tin sốc khi CLB APOEL (Đảo Sip) chỉ chấp nhận nhả Hani về tập luyện cùng đội trong lúc Musa Al-Taamari lại không được phép. Theo kế hoạch của CLB này, Musa Al-Taamari chỉ có thể trở về khoác áo U23 Jordan trong trận cuối cùng ở vòng bảng gặp U23 UAE (16/1/2020), còn ở các trận trận gặp U23 CHDCND Triều Tiên (10/1) và U23 Việt Nam (13/1), tiền vệ tài năng 22 tuổi này sẽ không thể có mặt. |