Bóng Đá Plus trên MXH

VAR là cánh tay nối dài của ai?
Kinh Thi • 20 phút trước
Chứng kiến nhiều tranh cãi mà VAR gây ra, có thuyết âm mưu cho rằng VAR chính là cánh tay nối dài, là công cụ giúp những thế lực xấu thao túng bóng đá dễ dàng hơn.

Trong scandal mới nhất, Ủy ban trọng tài của UEFA chính thức thừa nhận: lẽ ra trọng tài người Anh Anthony Taylor phải cho đội Đức được hưởng phạt đền khi hậu vệ Tây Ban Nha, Marc Cucurella để bóng chạm tay trong vùng cấm địa ở trận tứ kết EURO 2024. Trận ấy, trọng tài VAR là Stuart Attwell hậu thuẫn quyết định “không phạt đền”. Báo cáo của Ủy ban trọng tài UEFA ghi: “Trong trường hợp này, hậu vệ ngăn bóng bằng cánh tay, ở vị trí không gần lắm với thân mình, làm cho thân mình trở nên to hơn, nên phải quyết định phạt đền”.

Nói vậy là quá rõ ràng, hay… vẫn chưa rõ? Xin nhắc lại nguyên văn của UEFA: “… không gần lắm…”. Vậy phải như thế nào mới là “gần lắm” (và… không có phạt đền)? Taylor, Attwell, hay bất cứ vị nào trong Ủy ban trọng tài, cũng đều chỉ là người phàm, tức không phải máy. Người khác với máy ở cái nhận định “không gần lắm” kia – ai cũng có quyền suy diễn theo cách riêng của mình. Giả sử các vị trong Ủy ban trọng tài cầm còi trên sân, Taylor điều hành VAR, Attwell cầm đầu Ủy ban trọng tài, thì tình huống nọ sẽ trở thành phạt đền; Đức thắng Tây Ban Nha; và bây giờ UEFA xin lỗi sau khi mổ xẻ hình ảnh, rằng đáng lẽ đấy không phải là phạt đền?

Bóng dĩ vốn dĩ chỉ là trò chơi, nhưng là trò chơi tuyệt vời, khiến cả thế giới say mê. Một trong những chỗ hay nhất của trò chơi này là cái kịch tính muôn hình vạn trạng của nó. Một bên sút mãi mà bóng cứ chạm cột hoặc dội xà, cũng là kịch tính. Một bên ghi bàn hoặc xứng đáng được hưởng phạt đền, nhưng trọng tài bảo chưa vào hoặc không cho phạt đền, thì cũng đành chịu. Đấy cũng là kịch tính. Đôi khi người ta nhớ đến cái thua “đầy kịch tính” hơn là cái thắng thông thường.

Bây giờ, do tầm quan trọng về kinh tế, thương mại, xã hội… đều đã tăng lên quá cao, bóng đá cần hy sinh phần nào chỗ kịch tính kia để tăng cường giá trị công bằng. Cũng do bây giờ khoa học kỹ thuật đã tiến bộ hẳn, có thêm cơ man công cụ hỗ trợ cho trọng tài, đáng nói nhất là VAR. Có những tranh cãi quả đã tan biến, nhờ VAR, dĩ nhiên là vì mọi người được xem lại hình ảnh chiếu chậm và chi tiết “không ai kịp thấy” trong tình huống tranh cãi trở thành “hai 5 rõ 10”. 

Nhưng VAR không phải là tất cả. Một hành vi phạm lỗi có chủ đích hoặc vô tình (khác biệt mấu chốt dẫn đến quyết định, đúng luật bóng đá, phạt thẻ đỏ hay thẻ vàng), thì chẳng có VAR nào quyết định nổi. Chỉ có chính cầu thủ phạm lỗi mới biết bản thân anh ta cố ý hay vô tình. Lực tác động có đủ làm cho cầu thủ ngã nhoài (dẫn đến phạt đền) hay không, cũng vậy.

“Thuyết âm mưu”: VAR có phải là nguồn cơn dẫn đến tiêu cực trong bóng đá – vốn đã là ngành kinh doanh bạc tỷ theo ngạch “chính thống”, lại có thể là cuộc chơi trị giá rất nhiều tỷ của “thế giới ngầm”?

Thoạt nghe, có vẻ là phản logic. Như đã nêu, ít nhất VAR cũng làm cho vài điều trở nên rõ ràng tuyệt đối, đấy là những điều không có với một trọng tài thông thường. Giả sử ai đó “mua” được VAR (vâng, “mua chuộc” người điều hành, chớ không phải mua cái hệ thống máy móc tối tân về trang bị cho giải đấu), thì câu chuyện tiêu cực vẫn nhẹ nhàng hơn so với việc “mua” trọng tài, khi bóng đá chưa có VAR!

Nhưng, người ta đâu có thô thiển đến mức ngây thơ trong một trò chơi “trị giá rất nhiều tỷ”. Có thể vận dụng quy luật bỏ con tép, bắt con tôm; hoặc lùi một bước, tiến nhiều bước. Khi VAR làm tăng tính công bằng, khách quan, so với trọng tài thông thường, thì niềm tin vào loại hình bóng đá có VAR dĩ nhiên phải tăng lên. Trong trường hợp này, tác hại từ những chỗ “chưa thể khách quan tuyệt đối” của VAR cũng sẽ tăng lên. Đấy mới chính là chỗ nguy hiểm nhất của một cái vỏ bọc tốt đẹp.

Không thể phán tuyệt đối rằng bóng đá trước đây không có trọng tài gian lận. Vậy, cũng đừng chủ quan cho rằng bóng đá bây giờ không có VAR gian lận. “Ngụy quân tử VAR” mà gian lận thì cao cấp và mức độ tai hại to hơn nhiều so với “chân tiểu nhân” trọng tài gian lận. Bản thân cái gọi là “thuyết âm mưu”, nếu hoàn toàn lố bịch, thì người đời đâu có cho phép nó tồn tại trên cõi đời này!

Bài viết hay? Ấn để tương tác

Tags: VAR
Bình luận
Thông tin Toà soạn
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ:
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel:
(84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax:
(84.24) 3553 9898
Email:
Thông tin Liên hệ
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Hotline:
0903 203 412
Email:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đăng nhập
hoặc

Email:

Mật khẩu:

Quên mật khẩu?


Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay