Bóng Đá Plus trên MXH

Cafe tối: U19 ơi, đừng lớn nhé!
TRẦN MINH • 19:55 ngày 06/01/2014
Vì sao người ta lại xem The Voice Kids còn nhiều hơn cả The Voice? Vì người ta chán ghét những mưu mô, giả trá, scandal của chương trình người lớn. Họ chuyển qua xem và ủng hộ nét hồn nhiên của những trẻ em. Có thể kỹ thuật thanh nhạc chưa điêu luyện, kinh nghiệm diễn xuất chưa cao, nhưng nó chân thật. Hiện tượng bóng đá U19 Việt Nam cũng thế.
    Những người sống ở khu vực gần sân vận động Thống Nhất cũng chả nhớ nổi lần cuối cùng mọi người xếp hàng rồng rắn để được vào sân xem một đội bóng Việt Nam đá như thế là khi nào nữa. Trận đấu còn một tuần nữa mới diễn ra, vé ở 2 khán đài A và B đã hết veo. Mọi người sẵn sàng trả gấp đôi giá in trên vé chỉ  để được vào sân. Có người hân hoan bàn tán về cặp tiền đạo Công - Văn ( Công Phượng, Văn Toàn), có người chả biết nổi một cái tên trong đội. Họ đến vì nghe bàn tán về một đội bóng trẻ đá hay, đầy tinh thần thể thao, chưa dính vào scandal. Thế thôi!

    Hiện tượng U19 phản ánh một thực trạng của bóng đá nội, U19 không chỉ là điểm sáng lớn nhất mà còn là điểm sáng duy nhất. Nhu cầu được yêu và được ủng hộ bóng đá nội là có, thậm chí là nhiều. Nhưng họ không tìm thấy điều đó ở đội bóng nào khác trong nước. Họ có nhu cầu thần tượng những ngôi sao sân cỏ, nhưng họ không tìm thấy điều đó ở bậc đàn anh của các em. Và U19 bỗng trở thành chiếc phao, mọi người cố bấu lấy nó. U19 như một cái lỗ đen, hút hết những tình yêu mến.


    Người Việt đã không bị hút bởi The Voice Kids đến thế nếu chương trình The Voice "người lớn" đàng hoàng hơn, không có mùi "dàn xếp". Nhu cầu được coi một điều gì đó chân thật, trong sạch giờ đã được đặt lên hàng đầu. U19 có thể thua những đối thủ mạnh hơn, nhưng sự chân phương hồn nhiên của các em vẫn sẽ tiếp tục thu hút những sự yêu mến. Khi một nền bóng đá và một xã hội thèm khát sự thật, đấy tất nhiên là một chuyện đáng suy ngẫm.

    Nhưng nếu ta nhìn từ góc độ khác, U19 vẫn cho thấy những tín hiệu lạc quan. Trước hết họ cũng là một đội bóng... Việt, của những cầu thủ Việt. Họ xứng đáng nhận được tình yêu thương của chúng ta như những người anh em lớn hơn. Khi các sân bóng đìu hiu như phiên chợ chiều, việc "hàng hot" xuất hiện vào phút chót đã cứu cho bóng đá một bàn thua trông thấy. Cứ phải có khách đi chợ đã thì dần dần những mặt hàng được bày bán mới có cơ hội cải thiện. Bóng đá sẽ chết nếu không có khán giả. Việt Nam còn đỡ hơn... Trung Quốc. Có lúc đội tuyển nước này đá họ cũng chả thèm coi, họ phải chi hàng trăm triệu euro mua cầu thủ xịn trên thế giới về để thu hút sự chú ý trở lại của các CĐV. Chúng ta chưa đến mức ấy, chúng ta vẫn còn có các em!

    U19 Việt Nam rồi sẽ lớn, bóng đá chuyên nghiệp liệu sẽ làm hư các em? Đấy sẽ là vấn đề của sau này. Còn bây giờ, cứ yêu và cứ ủng hộ trước đã. Chợt nhớ đến câu nói của ác nhân Gru trong bộ phim hoạt hình "Kẻ cướp mặt trăng" nổi tiếng. Bây giờ cũng chỉ muốn ước một điều như Gru vậy: U19 ơi, đừng lớn nha các em...
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội