Bóng Đá Plus trên MXH

CĐV bóng đá - Những thiên sứ thắp lên ngọn lửa đam mê
Khắc Sơn • 15:46 ngày 19/02/2015
2014 là năm bóng đá Việt Nam có rất nhiều điểm nhấn. Và, một trong những điểm nhấn vô cùng quan trọng là sự định hình một tư duy mới về vai trò, sứ mệnh của các CĐV. Lần đầu tiên, giới CĐV đặt ra những tiêu chí rõ ràng về hoạt động cổ vũ. Đó là: chung thủy, cao thượng và trách nhiệm. Và đằng sau những điểm nhấn ấy là những câu chuyện ít
    HÃY NGẨNG MẶT LÊN MÀ VÀO SÂN!
    Bắt đầu giải U19 ĐNÁ, trên các khán đài sân Mỹ Đình đã xuất hiện các khối màu đỏ rực, đều tăm tắp và hết sức chuyên nghiệp được hình thành bởi các CĐV trung thành của bóng đá Việt Nam. Khác với trước đây, những ngọn lửa đam mê trên khán đài cháy từ đầu đến cuối và ngay cả khi đội tuyển thua, họ vẫn sáng rực để tiếp sức cho các cầu thủ. 

    Đội hình đẹp, cách cổ vũ chuyên nghiệp, hết mình, nhưng ít người biết rằng, để có được điều đó, những người lĩnh xướng ở các nhóm CĐV đã phải đấu tranh tư tưởng, tranh luận “như mổ trâu, mổ bò” với chính các đồng đội để tìm ra một phong cách cổ vũ mới. 

    Số là trước đây, cửa 1 khán đài B sân Mỹ Đình luôn được quy hoạch dành cho Hội CĐV. Trước mỗi trận đấu, hoặc giải đấu, các thủ lĩnh của CĐV Việt Nam ở phía Bắc thường làm thao tác quen thuộc là cầm văn bản lên VFF xin vài chục suất vào sân. 

    Văn hóa cổ vũ mới của CĐV Than Quảng Ninh

    NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
    Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản


    Thế nhưng, theo tiết lộ của CĐV Mạnh “béo” thì “các anh ở VFF chẳng bao giờ tiếc CĐV cả. Trận nào cũng cho vào sân để cổ vũ. Chỉ có điều, bọn mình thường vào đông hơn so với văn bản mà VFF phê chuẩn, có lúc tới cả trăm người. Và suốt một thời gian dài như thế, rất nhiều CĐV hình thành thói quen ỉ lại VFF. Nhiều anh em cho rằng, CĐV thì đương nhiên phải được vào sân miễn phí. Họ không mua vé, cứ chờ đến trước trận đấu để Mạnh béo, Quê râu đưa vào sân”.

    Thế nhưng, từ AFF Suzuki Cup 2014, mọi chuyện đã khác. Những CĐV vốn lâu này xem “bóng đá chùa” đã thay đổi quan điểm. Họ quyết định mua vé và coi đó là biểu hiện của tình yêu, trách nhiệm với nền bóng đá. 

    “Đầu tiên không phải ai cũng ủng hộ. Từ lúc được xem miễn phí, giờ tự dưng lại bỏ tiền mua vé nên có người tiếc. Nhưng tôi đã nói rằng, phải thay đổi đi, trên thế giới, chẳng có ai xem miễn phí như chúng ta. Muốn được tôn trọng thì CĐV phải đàng hoàng. Hãy cầm tấm vé và ngẩng cao đầu vào cửa. Hơn nữa, khi CĐV mua vé vào sân thì các cầu thủ sẽ phải có trách nhiệm để thi đấu”.


    GÃ KHÙNG MUA VÉ NHƯ VƠ LÁ KHÔ
    Tại AFF Suzuki Cup 2014, những tấm vé bỗng trở nên đắt giá. Ai cũng có mong muốn vào sân nhưng không phải ai cũng mua được vé giá gốc. Là một CĐV nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, anh Văn Trần Hoàn lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì nhận được quá nhiều lời đề nghị “xin vé”. 

    Ai cũng nghĩ, Hoàn “pháo” là fan cuồng thì phải nhiều vé nên ra sức cậy nhờ. Với sự hào phóng sẵn có, Hoàn “pháo” gật đầu lia lịa. Chỉ có điều, sau đó, CĐV này đã phải cùng với chiến hữu Quê “râu” tung hoành ở chợ đen để lùng vé. Quê “râu” kể: “Trời ơi, Hoàn “pháo” mua vé như thu lá khô. Mấy ông phe phải gom vé mới đủ cung cấp hàng. Mà vé của Hoàn “pháo” mua phải ở cửa đẹp nên khó tìm và rất đắt tiền”. 

    Tính ra, để có vé tặng bạn bè, Hoàn “pháo” đã tiêu hàng trăm triệu đồng. CĐV cuồng si này tâm sự: “Mình không tiếc tiền, chỉ tiếc là đội bóng đã đánh mất cơ hội. Nhưng, không phải vì thế mà mình hết yêu, hết tin đội tuyển. Cứ có giải, mình lại lên đường, vui như ngày hội”. 

    Không có thú vui rải tiền tìm niềm vui cho chiến hữu như Hoàn “pháo”, Quê “râu” và Tuấn “trâu” cũng có cái phiêu riêng của mình. Bộ đôi này thức khuya, dậy sớm, túc trực thường xuyên ở trụ sở VFF để “mua vé giá gốc” cho các thành viên khác. 

    Họ vác cả trăm triệu đồng của gia đình đi ứng tiền mua vé. Có những CĐV nghèo, không có điều kiện mua, Quê “râu” cùng chiến hữu góp tiền ủng hộ chứ quyết không đưa vào sân dù họ có thừa khả năng. Chưa hết, họ luôn là những thủ lĩnh của màn diễu hành với sự tham gia của hàng ngàn CĐV trên khắp các tuyến phố Hà Nội. Quê “râu” trong trang phục Ả rập lái xe tải chở đội kèn trống dẫn đầu đoàn diễu hành hoành tráng. 


    THUA TỈ SỐ, THẮNG HÌNH ẢNH
    ĐT Việt Nam thua Malaysia ở trận bán kết lượt về nhưng bóng đá Việt Nam đã giành chiến thắng ấn tượng về hình ảnh. Một trong những yếu tố tạo ra chiến thắng ấy chính là sự cao thượng của các CĐV Việt Nam dành cho CĐV Malaysia. 

    Trước trận, giới truyền thông Malaysia lo ngại về sự trả đũa của CĐV Việt Nam sau sự cố tại sân Shah Alam. Vậy nhưng, mọi sự lo lắng đã trở thành thừa thãi khi VFF và giới mộ điệu tại Việt Nam coi trận lượt về là cơ hội để khẳng định sự hiếu khách và tinh thần cao thượng của người Việt Nam.

    Bên cạnh phương án bảo vệ an ninh chu đáo của VFF, Hội CĐV Việt Nam đã có cách làm riêng nhằm mang đến sự bất ngờ cho các vị khách Malaysia. Hàng loạt các băng rôn khẳng định sự đoàn kết, cao thượng của CĐV Việt Nam với CĐV Malaysia đã được in. Trên các diễn đàn, các thành viên chủ chốt của Hội đã kêu gọi biến Mỹ Đình thành ngày hội tình yêu và sự cao thượng. 

    Các CĐV Việt Nam còn đi xa hơn nữa khi tổ chức các nhóm đến tận khách sạn đón và đưa nhóm CĐV Malaysia đến tận khán đài. Thậm chí, xung quanh khu vực CĐV Malaysia ngồi luôn có những thành viên tích cực của Hội CĐV Việt Nam với nhiệm vụ, tạo ra một hành lang an toàn tuyệt đối.

    CĐV nhiệt thành Trần Hữu Nghĩa tâm sự: “Nhìn cảnh CĐV Việt Nam bị tấn công ở Malaysia chúng tôi không khỏi đau xót. Nhưng chúng ta không thể lấy bạo lực đáp lại bạo lực. Cao thượng với bạn nghĩa là chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ quảng bá thương hiệu quốc gia. Và khi ấy, bóng đá không chỉ là sân chơi của những người yêu thể thao, mà còn là cây cầu cho sự hội nhập, cho phát triển du lịch”.

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay