Bóng Đá Plus trên MXH

Tìm mô hình phát triển bền vững
TRUNG DŨNG • 13:54 ngày 06/05/2014
Hôm nay (6/5), hội thảo cấp phép CLB bóng đá chuyên nghiệp sẽ diễn ra tại trụ sở VFF (Mỹ Đình, Hà Nội). Buổi hội thảo được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp, mô hình phát triển phù hợp nhất cho các CLB Việt Nam trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp.
    ÁP DỤNG HỆ THỐNG CẤP PHÉP CLB CỦA AFC
    Theo định hướng của AFC, trong thời gian ngắn sắp tới, quá trình công nhận một CLB chuyên nghiệp tại châu Á sẽ phải tuân theo hệ thống chuẩn được quy định của AFC. Vì thế, buổi hội thảo do VFF tổ chức hôm nay sẽ có sự góp mặt của ông Mahajan Vasudevan – Trưởng bộ phận cấp phép CLB AFC. Ông Vasudevan sẽ giới thiệu với đại diện các CLB Việt Nam về Hệ thống cấp phép CLB chuẩn do AFC xây dựng.

    Tùy vào hoàn cảnh thực tiễn của mỗi nền bóng đá, hệ thống cấp phép CLB của AFC sẽ được điều chỉnh một cách phù hợp. Do vậy, trong thời gian qua, VFF đã tiến hành xây dựng Quy chế cấp phép CLB chuyên nghiệp tại Việt Nam bao gồm bộ tiêu chí rõ ràng: Thể thao, Cơ sở vật chất, Nhân lực và Hành chính, Pháp lý, Tài chính. Chỉ khi nào đáp ứng được tất cả các tiêu chí quy định thì một CLB mới được công nhận là CLB chuyên nghiệp, đủ tư cách tham dự các giải đấu chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng như đấu trường châu lục như AFC Cup, AFC Champions League…

    ĐI TÌM HÌNH MẪU LÝ TƯỞNG
    Trong thời gian qua, có nhiều đội bóng tại V-League và giải hạng Nhất phải giải thể, biến mất trên bản đồ bóng đá Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc không có tiền để duy trì hoạt động là nguyên nhân quan trọng nhất. Chính vì vậy, để “sân chơi chung” không bị ảnh hưởng vì cảnh các CLB bỏ cuộc giữa chừng, dẫn đến nhiều hệ quả phức tạp thì việc quy định mức sàn ngân quỹ và tìm ra mô hình phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu của bóng đá Việt Nam giai đoạn hiện nay.

    Trong số các CLB đang tồn tại ở môi trường bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay thì mô hình kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp như tại các CLB Thanh Hóa, B.BD, Hải Phòng… tỏ ra hiệu quả. Sự ổn định về tài chính giúp các CLB có khả năng vượt qua các khó khăn về chuyên môn, hướng đến những mục tiêu phát triển dài hạn. Trái ngược với điều này, hầu hết các trường hợp CLB bị giải thể đều không có chiến lược dài hạn, ngân quỹ cũng chỉ đủ để hoạt động ngắn hạn nên rất dễ “đầu hàng” khi gặp phải những khó khăn trên sân cỏ hoặc khi chủ đầu tư gặp trục trặc về vốn, kinh doanh.

    Hầu hết các CLB lớn trên thế giới cũng đều hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, không chỉ có chủ đầu tư là nhà nước và doanh nghiệp mà thậm chí, các CĐV cũng có thể trở thành “ông bầu” thông qua những đợt kêu gọi đầu tư của CLB. Ở V-League 2014, CLB Than.QN đang được coi là “đội bóng của nhân dân” khi nhận được sự hỗ trợ tài chính của nhiều cá nhân yêu bóng đá của đất Mỏ. 

    Những mô hình hoạt động tương tự như trên cần được đưa ra phân tích, bàn thảo những ưu – nhược điểm tại buổi hội thảo hôm nay nhằm giúp các CLB Việt Nam có được mô hình phát triển thật sự bền vững.

    Các CLB từng dự V-League phải giải thể hoặc chuyển đổi chủ sở hữu
    HN.ACB, Hòa Phát.HN, CLB bóng đá Hà Nội, Thể Công, Navibank.SG, K.Khánh Hòa, Bình Định, Quân khu 4, Ngân hàng Đông Á, Cảng SG, XMXT.SG, K.Kiên Giang.
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay