Bóng Đá Plus trên MXH

U19 Nhật Bản: Đáng sợ bởi tấn công cận chiến
Trí Công • 16:41 ngày 25/10/2016
10 bàn thắng của U19 Nhật Bản đều đến từ những vị trí cách khung thành chỉ chừng 18 mét trở lại. Vũ khí cận chiến ấy đang được đội bóng xứ phù tang vận dụng một cách đầy uyển chuyển.
    Tanto – hay còn gọi là đoản đao là một loại thanh Katana truyền thống được những Samurai sử dụng khi cận chiến. Tại giải U19 châu Á 2016, U19 Nhật Bản cũng đang sử dụng cách tấn công chẳng khác nào sử dụng Tanto để đâm xuyên vào hàng phòng ngự của đối thủ. 

    Bốn trận đấu trôi qua, U19 Nhật Bản chọc thủng lưới đối phương tới 10 bàn. Ở trận tứ kết gặp Tajikistan, đội bóng xứ Phù tang dù chơi một cách thong dong nhưng vẫn đủ thời gian để ghi vào lưới đối thủ Tây Á tới 4 bàn không gỡ. 

    Điểm chung trong tổng số 10 pha lập công ấy, U19 Nhật Bản đều ghi bàn ở vị trí cách khung thành chừng 18 mét đổ lại. Thậm chí 8/10 bàn thắng ấy xuất hiện trong vòng cấm bởi những Yoto Iwasaki hay Koki Ogawa… 

    U19 Nhật Bản ưa thích cách bẻ gãy cấu trúc phòng ngự của đối thủ. Nhưng cách tấn công của họ không theo kiểu trực diện một màu nhàm chán. Khác với Bahrain chỉ áp sát vào trung lộ bằng những đường chuyền ngắn, đội bóng trẻ xứ Phù Tang có nhiều cách để luân chuyển bóng vào khu vực 16m50 của đối thủ. 

    U19 Nhật Bản sở hữu nhiều cách triển khai tấn công 

    Họ có thể dựa vào đường chuyền dài vượt tuyến từ hai biên hoặc tiền vệ trung tâm cho trung phong. Hoặc đó cũng có thể là từ những pha ban bật kiểu tam giác để từng bước xâm nhập vào hệ thống phòng ngự của đối thủ. Bên cạnh đó, U19 Nhật Bản cũng có thể khai thác những tình huống tấn công cố định, từ sút phạt hàng rào cho đến treo bóng về cột xa để tận dụng đánh đầu làm tường hay dứt điểm thẳng về cầu môn đối phương, dù rằng thể hình của các tiền đạo Nhật Bản không phải lý tưởng như những cầu thủ đến từ Tây Á. 

    Để có thể thực hiện nhuần nhuyễn những pha cận chiến trước khung thành như vậy, U19 Nhật Bản luôn có từ 2 cho đến 3 cầu thủ cùng áp sát vào vòng cấm mỗi khi có cơ hội. Chính nhờ vậy mà khi đồng đội cần sự hỗ trợ hoặc lỡ để mất bóng thì cầu thủ còn lại hoàn toàn có thể tận dụng để chọc thủng lưới đối phương. 

    Có quá nhiều phương án để U19 Nhật Bản có thể tìm cách cận chiến với đối thủ. Và cũng vì thế mà HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ phải luân chuyển chiến thuật nhiều hơn để giảm thiểu tối đa việc những Ogawa, Iwasaki hay Doan Ritsu có bóng ở khoảng cách chừng 18 mét. 

    Trận bán kết 2 giữa U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản sẽ diễn ra vào lúc 23h15 tối 27/10 trên kênh Fox Sport 2. 

    2: U19 Việt Nam mới chỉ thủng lưới 2 bàn sau 4 trận VCK U19 châu Á 2016, thấp hơn hẳn lứa U19 Việt Nam năm 2014 (thủng 10 bàn/ 3 trận), năm 2012 (14 bàn/3 trận) và năm 2010 (9 bàn). Cả hai bàn thua của U19 Việt Nam đều ở trong vòng cấm (1 bàn ở trong vòng 5m50 và 1 bàn trên chấm phạt đền). Ngoài ra, 2 bàn thua này đều trong tình thế U19 Việt Nam đang dẫn trước. 

    VIDEO: Cách tấn công của U19 Nhật Bản 

    ĐANG TẢI VIDEO...
    Vui lòng chờ trong giây lát.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội