Bóng Đá Plus trên MXH

Âm thanh giả ở Premier League gây tranh cãi  
Vũ Qua • 13:51 ngày 19/06/2020
NHM Premier League theo dõi bóng đá qua các kênh của đài Sky Sports đang chế nhạo nhà đài này đã thuổng âm thanh sân bóng để làm giả mà còn không nên hồn.  

    Tiếng ồn của đám đông khi ăn mừng bàn thắng đã “chẳng may” được phát trên sóng truyền hình trong trận cầu không bàn thắng giữa Aston Villa và Sheffield Utd, làm lộ tẩy việc “dùng âm thanh giả trên sân vận động không người còn không xong” của nhà đài.  

    Một NHM kể lại trên mạng xã hội khẳng định rằng “bầu không khí cuồng nhiệt, rộn rã” được phát qua loa TV còn tệ hơn cả âm thành chói tai, the thé những chiếc kèn vuvuzela kinh hoàng đã hoành hành tại VCK World Cup 2010.  

    Thậm chí, Sky Sports còn không dùng âm thanh ghi âm thật mà đã dùng âm thanh đã được làm trong game FIFA để giả lập bầu không khí trên sân bóng. Những âm thành này mặc dù sống động nhưng giả tạo bởi lặp đi lặp lại những âm thanh giống hệt nhau.  

    Và âm thanh ăn mừng bàn thắng được phát khi thủ môn cứu thua đã khiến nhiều người bị bối rối và bức xúc.

    Họ cho rằng nếu phải bắt buộc sử dụng âm thanh giả “để tiếp sinh khí” cho trận đấu thì người làm chương trình phải chỉn chu và chi tiết hơn, làm sao để âm thanh phù hợp với diễn biến trên sân.  .

    Trên sân của Aston Villa trong trận đấu đầu tiên của Premier League giai đoạn trở lại chỉ có khán đài trống và âm thanh giả lập

    Nhìn sang giải Bundesliga, Borussia Dortmund là một trong số những CLB cũng sử dụng tiếng ồn giả trong các trận đấu sân nhà.

    Ở trận đấu đầu tiên của Bundesliga sau khi bóng đá trở lại giữa Dortmund và Schalke 04, âm thanh duy nhất có thể nghe thấy trên sân đó là những âm thanh xuất phát từ những thiết bị âm thanh.  

    Tuy nhiên, nhiều CĐV của CLB này cũng đã chọn cách tắt tiếng TV vì âm thanh "quá kỳ lạ". Điều tương tự đang xảy ra với khán giả Premier League.

    Theo luồng dư luận trên mạng xã hội, dường như NHM thích tiếng ồn thực sự từ trò chơi bao gồm tiếng hướng dẫn của HLV, tiếng la hét hay gọi nhau của cầu thủ.  

    Một NHM tức giận nói: “Nhưng tiếng ồn giả đã khiến tôi không thể nghe được những âm thanh thật kia. Tôi muốn nghe tiếng người thật trên sân chứ không phải thứ phi nhân này”.  

    Một người khác bày tỏ: “Phải nói là Bundesliga tệ thì Premier League quá tệ về tiếng ồn đám đông giả. Ở Đức, người ta dụng nhiễu trắng để làm tăng hay giảm hiệu ứng. Nhưng cái thứ nhiễu trắng này hay âm thanh giả lập ở đây càng làm tôi thêm khó chịu”.  

    Trong khi đó, một nhà bình luận bóng đá nhận xét: “Tôi đã suy nghĩ nhiều về việc bóng đá trở nên kỳ lạ khi không có tiếng ồn của đám đông thật sự trên khán đài mà quên mất rằng tôi đã xem rất nhiều trận đấu ở giải cỏ chỉ có vỏn vẹn 30 khán giả”.  

    Trận derby Dortmund - Schalke cách đây hơn 1 tháng là trận đấu dùng âm thanh giả đầu tiên

    Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Một nhà báo thể thao Anh đã viết về vấn đề này: “Tôi không thích tiếng ồn đám đông giả trong lần đầu trải nghiệm. Tuy nhiên, sau vài trận đấu, tôi thấy có nó vẫn hơn là ngồi xem một trận đấu im phăng phắc như nghĩa trang”.  

    Những người này cho rằng việc có âm thanh, dù là làm giả, vẫn khiến cho trận đấu mang tính một sự kiện trực tiếp được phát ra từ TV. Nhưng nó phải được sử dụng đúng lúc và phù hợp tình huống. Không thể phát âm thanh ăn mừng bàn thắng khi không có bàn thắng được.  

    Trong trận Aston Villa và Sheffield Utd, nhưng tiếng reo hò cuồng nhiệt khi chứng kiến bàn thắng được vang lên trong hiệp một khi thủ môn Stephen Henderson của đội khách có pha cứu thua ngoạn mục.

    Và điều tương tự cũng xảy ra khi Sheffield bị cướp mất 1 bàn thắng bởi công nghệ “goal line” bị trục trặc. Trọng tài không công nhận bàn thắng nhưng âm thanh ăn mừng vẫn cứ vang lên cực vô duyên.

    Mọi tranh cãi trong bóng đá là không thể tránh khỏi và sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được. Do đó, việc dùng âm thanh giả là tốt hay không tốt cũng chẳng bao giờ có câu trả lời cuối cùng.

    Rõ ràng, khi theo dõi một trận đấu mà không có âm thanh thì rất buồn ngủ. Ngược lại, nếu âm thanh dùng sai thì cũng vô duyên và nhạt nhẽo như hài Mr Bean vậy.

    Song trong bối cảnh dịch bệnh như thế này, được xem bóng đá đã là một điều tuyệt vời đối với chúng ta rồi.

    Các giải đấu cần phải được kết thúc, các danh hiệu cần có chủ nhân và con người cần được nhận được điều tích cực về mặt tinh thần trong lúc khó khăn, cho dù là một trận đấu có âm thanh kỹ thuật số.

    XEM THÊM

    Luiz mắc lỗi liên hoàn, Arsenal bại trận ở Etihad

    Top 5 cầu thủ chạy cánh hàng đầu Ngoại hạng Anh: 'Quái thú' Traore có mặt

    Greenwood là 'xạ thủ' chuẩn xác nhất tại Premier League mùa này

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội