Bóng Đá Plus trên MXH

Đào tạo trẻ để... làm gì?
Kinh Thi • 13:49 ngày 12/04/2020
Khi bạn có đủ tiền để mua những gì mình cần, thì sao lại phải đầu tư chi phí, chất xám, thời gian... vào việc tự làm ra những thứ ấy, mà suy cho cùng thì chất lượng sản phẩm chưa chắc được như mong muốn? Ít ra, đây là một suy nghĩ phổ biến, không chỉ trong bóng đá.

Với vài trường hợp cụ thể, như Ajax Amsterdam hoặc Barcelona, phải tự đào tạo cầu thủ trẻ để cung cấp nguồn nhân lực bổ sung cho đội lớn, trước tiên vì những đội ấy có yêu cầu riêng, rất đặc trưng, về “nguồn hàng” cho chính mình. Cầu thủ Ajax phải có “suy nghĩ kiểu Ajax”. Cầu thủ Barcelona phải nhuần nhuyễn “cách chơi kiểu Barcelona”. Đấy là những phẩm chất không dễ kiếm trên thị trường chuyển nhượng, hoặc dù có thì cũng không nhiều.

Ở một dạng khác, Sporting Lisbon đào tạo cầu thủ trẻ để sau này bán đi, kiếm lời. Không có bất kỳ nền bóng đá nào trên thế giới sánh được với bóng đá Bồ Đào Nha trong một chi tiết đặc thù: sự thống trị gần như tuyệt đối của một nhóm 3 CLB lớn (Benfica, Porto, Lisbon). Chỉ có 2 lần trong suốt lịch sử, chức vô địch Bồ Đào Nha thoát khỏi tay bộ ba này. Khoan nói chưa từng rớt hạng, Sporting còn chưa từng đứng thấp hơn vị trí số 7; Benfica số 6 và Porto số 9.

Nhưng, Sporting chỉ đăng quang 2 lần trong 35 năm gần đây. Họ vẫn sánh vai với hai “ông lớn” kia bởi chiến lược riêng của mình: không cạnh tranh nổi về thành tích chuyên môn thì phải nổi tiếng hơn nhờ “lò trẻ”. Sporting “sản xuất” Luis Figo và Cristiano Ronaldo. Kể cả huyền thoại Eusebio ngày xưa, cũng có thể nói là vốn thuộc về Sporting ở xuất phát điểm. Đấy là toàn bộ những gì đáng nói về tài năng của bóng đá Bồ Đào Nha rồi?

Như thế mới là bóng đá. Trong đời sống bóng đá luôn nhộn nhịp, muôn màu, phải có những đội bóng “nghèo” luôn “sống khỏe” nhờ khả năng tào tạo và bán cầu thủ. Có những đội “nhà giàu” chuyên thành công nhờ việc rải tiền mua sắm ngôi sao.

Đấy là nói về truyền thống, về những giá trị không đổi theo thời gian. Khi gia đình Glazer người Mỹ mua lại M.U vào năm 2005 (và họ phải... vay tiền để mua), thì đừng hỏi M.U kể từ đó muốn phát triển theo hướng tự đào tạo cầu thủ trẻ để dùng (hoặc bán), hay rải tiền mua ngôi sao để hướng đến các mục tiêu chuyên môn. Trước tiên, phải hỏi nhà Glazer... muốn gì.

Người ta mua lại M.U là để kinh doanh, để kiếm lời. Có vô địch tuyệt đối mọi giải đấu trên đời, suốt hàng chục năm, gia đình Glazer cũng chẳng tha thiết, nếu như họ phải mất nhiều công sức, tiền của, thời gian, nói chung là... lỗ. Bóng đá không chỉ có danh hiệu. Bóng đá cũng không chỉ có cái danh đào tạo trẻ giỏi giang. Bóng đá có hết mọi chuyện trên đời - ai thích cái gì thì cứ chạy theo cái ấy.

XEM THÊM

Người cũ Scholes tư vấn giải pháp giúp M.U bắt kịp Liverpool và Man City

Đề nghị Henderson gia hạn hợp đồng, M.U gửi thông điệp rõ ràng đến Chelsea

HLV Solskjaer phải vất vả dọn dẹp 'bãi chiến trường' do Mourinho để lại ở M.U

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Bình luận
Thông tin Toà soạn
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ:
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel:
(84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax:
(84.24) 3553 9898
Email:
Thông tin Liên hệ
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Hotline:
0903 203 412
Email:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội