Bóng Đá Plus trên MXH

Dọc đường tác nghiệp: Nỗi ám ảnh của giới truyền thông
Đỗ Tuấn (từ Nay Pyi Taw - Myanmar) • 06:20 ngày 03/12/2013
Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng khi các phóng viên Việt Nam đặt chân đến Myanmar, và có lẽ cũng là những phóng viên đầu tiên ở đại hội, mọi người đã không khỏi bất ngờ vì nhiều chuyện dở khóc dở cười.
    Trước thềm SEA Games 27, giới truyền thông trong khu vực khá âu lo về điều kiện tổ chức của nước chủ nhà Myanmar. Vì vậy, dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng khi các phóng viên Việt Nam đặt chân đến Myanmar, và có lẽ cũng là những phóng viên đầu tiên ở đại hội, mọi người đã không khỏi bất ngờ vì nhiều chuyện dở khóc dở cười.

    Nếm mùi đầu tiên là các phóng viên của đài truyền hình Việt Nam (VTV). Đặt chân đến sân bay Yangon lúc 18h30 (ngày 1/12), nhưng phải đến 23h15, các phóng viên truyền hình của VTV mới rời được sân bay quốc tế Yangon. Lý do, 3 phóng viên đầu tiên của VTV mang theo một số thiết bị chuyên dụng rất hiện đại cho việc tác nghiệp truyền hình. Kết quả, các nhân viên hải quan, BTC và cả các thành viên của đài truyền hình Myanmar cũng không hình dung đó là… thiết bị gì (!?).

    Sau khi hỏi lên hỏi xuống, kiểm tra giấy tờ, lẫn gọi điện khắp nơi xin ý kiến, nhưng không ai có trách nhiệm đứng ra giải quyết. Cuối cùng, các nhân viên hải quan đã đề nghị các phóng viên làm một tờ giấy cam kết rồi cho rời sân bay, nhìn lên đồng hồ thì đã mất hơn 4 giờ đồng hồ, nhưng chẳng biết mình phải mất thời gian chờ đợi vì lý do gì.

    May chỉ mới có 3 phóng viên đầu tiên của VTV, thời gian tới nếu đồng loạt phóng viên truyền hình của Việt Nam và các nước kéo đến với rất nhiều các thiết bị hiện đại khác, lúc ấy chẳng biết nhân viên ở sân bay xử lý thế nào?

    Chưa hết, theo quy định, các thành viên có thẻ tác nghiệp tại  SEA Games 27 sẽ được mua 1 sim điện thoại có giá 20 ngàn kyat (hơn 20 USD), nhưng chỉ sân bay Yangon bán loại sim này, và 19 giờ là quầy bán đóng cửa. Kết quả, nhiều phóng viên đến  Yangon đã quá giờ mở cửa, nên sáng qua (2/12) phải “phi” ngược từ khách sạn lên sân bay cách đấy hơn chục cây số chỉ để mua sim điện thoại. Riêng các phóng viên xuống thẳng thủ đô Nay Pyi Taw như chúng tôi càng khốn khổ hơn, do trung tâm báo chí chưa mở cửa nên không biết tìm mua sim điện thoại ở đâu. 

    Hôm qua, sau một hồi hỏi loanh quanh và chạy đi tìm khắp nơi, chúng tôi đã tìm đến làng SEA Games, và nhờ mối quan hệ từ trước nên xin vào và may mắn là mua được sim với giá hơn 20 USD. Còn nếu không có thẻ tác nghiệp, bạn phải làm một tờ khai xin phép mua sim với nhiều con dấu và giá từ 150 đến 200 USD/sim điện thoại. Nghe xong giá, tự dưng toát mồ hôi lạnh.

    Chuyện có lẽ chỉ có ở Myanmar!
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội