Bóng Đá Plus trên MXH

SEA Games 29, chuyện bây giờ mới kể: Chuyên gia tâm lý, bạn ở đâu?
Đỗ Tuấn • 18:17 ngày 05/09/2017
Ở các kỳ đại hội thể thao quan trọng, chúng ta luôn được nghe câu “các tuyển thủ không vượt qua được sức ép tâm lý” để lý giải cho những thất bại tưởng chừng rất ngớ ngẩn của các VĐV Việt Nam. SEA Games 29 càng không ngoại lệ…
    Vô địch Olympic vẫn bị trạng thái tâm lý
    Tại SEA Games 29, bắn súng là một trong những môn được kỳ vọng cao của đoàn thể thao Việt Nam và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chính là hy vọng số 1. Đoạt 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio 2016 cách đây 1 năm, nên giới chuyên môn và người hâm mộ đặt rất nhiều niềm tin vào Hoàng Xuân Vinh âu cũng không lạ. Thậm chí, Xuân Vinh cùng tay bơi Joseph Schooling (Singapore) được xem là 2 ngôi sao lớn của thể thao Đông Nam Á. Ngay cả Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã tiết lộ: “Đoàn Việt Nam nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn của các nước trong khu vực nhờ cái tên Hoàng Xuân Vinh”.

    Thế nhưng khi vào thi đấu nội dung 50m súng ngắn, Xuân Vinh đang là đương kim vô địch SEA Games và giành HCB Olympic, anh đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi bị loại đầu tiên sau loạt bắn thứ 12 với điểm số thấp nhất trong 8 tay súng lọt vào chung kết: 104,6 điểm. Sau đó, Xuân Vinh cũng chỉ giành được HCB ở nội dung 10m súng ngắn hơi sở trường, nội dung từng giúp anh giành HCV Olympic cách đây 1 năm.

    Nỗi buồn của xạ thủ Xuân Vinh khi thi đấu không thành công tại SEA Games. Ảnh: Minh Tuấn

    Trò chuyện cùng cùng giới truyền thông, Hoàng Xuân Vinh đã thừa nhận: “Sức ép về thành tích quá lớn khiến tôi không thể vượt qua được áp lực, nên thi đấu không được tốt như mong đợi. Đặc biệt, nội dung súng ngắn 50m, tôi cũng chẳng hiểu tại sao hôm ấy lại thi đấu kinh khủng như vậy, cứ như bị… tẩu hoả nhập ma”.

    Việc một xạ thủ dày dặn kinh nghiệm từng đoạt huy chương Olympic nhưng vẫn chưa vượt qua sức ép tâm lý như Hoàng Xuân Vinh, nên những người yêu thể thao không quá bất ngờ khi các tuyển thủ ở những môn khác đã “không còn là chính mình” trong những cuộc so kè quan trọng.

    Thể thao Việt Nam thiếu chuyên gia tâm lý thực thụ
    Bắn cung cũng là một trong những môn khiến người hâm mộ rất tiếc nuối tại đại hội, vì nếu các xạ thủ như Châu Kiều Oanh, Nguyễn Tiến Cương vượt qua được rào cản tâm lý ở chung kết cung 3 dây cá nhân nữ, hoặc bán kết cung 3 dây đôi nam-nữ, có lẽ thành tích của đội tuyển bắn cung đã khác, chứ không chỉ là 1 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ.

    Ngay “tiểu tiên cá” Nguyễn Thị Ánh Viên cũng thế. Ở nội dung mở màn 200m bướm, chính sức ép tâm lý là nguyên nhân khiến Ánh Viên bơi không tốt và chỉ về thứ 4. May mà sau đó cô đã kịp vượt qua áp lực để giành chiếc HCV nội dung 100m ngửa và phá kỷ lục SEA Games, nếu không cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra…

    Đặc biệt, nếu như trước trận gặp Indonesia và sau trận hoà 0-0 với đối thủ này, các học trò của HLV Nguyễn Hữu Thắng ở đội U22 Việt Nam có được một chuyên gia tâm lý đúng nghĩa để giúp họ vượt qua sức ép từ nhiều phía, mọi chuyện biết đâu sẽ khác hơn...

    Nói những vấn đề trên để thấy rằng, lâu nay việc “yếu tâm lý” đang là căn bệnh kinh niên của tuyển thủ ở hầu hết các môn thể thao Việt Nam, nhưng có vẻ như những người có trách nhiệm hoặc không quan tâm, hoặc không đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này.

    Nếu có những chuyên gia tâm lý đúng nghĩa, Ánh Viên và các tuyển thủ khả năng sẽ còn thi đấu tốt hơn. Ảnh: Minh Tuấn

    Lấy xạ thủ Hoàng Xuân Vinh làm ví dụ, lâu nay anh luôn bị đánh giá là “yếu tâm lý” nên thường để vuột mất huy chương ở những thời khắc rất quan trọng, nhưng bộ môn bắn súng nói riêng và thể thao Việt Nam vẫn chưa có cách nào để khắc phục. Mới đây, HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung đã bày tỏ: “Chúng ta đang thiếu một chuyên gia tâm lý cho các xạ thủ như Hoàng Xuân Vinh”.

    Ngay ngày bế mạc SEA Games 29, giới truyền thông cũng đã đặt ra câu hỏi về việc thể thao Việt Nam đang thiếu những bác sĩ và chuyên gia tâm lý thực thụ, khi ấy Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã thừa nhận: “Đúng là chúng ta đang thiếu những chuyên gia tâm lý và chuyên gia dinh dưỡng, nên rất khó nâng tầm VĐV. Chúng tôi sẽ đầu tư chuyên gia tâm lý cho các đội, nhưng trước mắt chỉ có thể áp dụng ở một số môn”.

    Khoán trắng cho HLV
    Việc làm tâm lý cho tuyển thủ ở các đội tuyển thể thao hầu như khoán trắng hết cho các HLV trưởng, trong lúc ở các đội tuyển bóng đá là bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi thể lực. Thực tế, thể thao Việt Nam hầu như chưa có bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý thực thụ cho các tuyển thủ và đấy cũng là nguyên nhân khiến tâm lý của các tuyển thủ Việt Nam “luôn yếu” ở những giải đấu quan trọng.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội