Bóng Đá Plus trên MXH

Vai trò tiền đạo của U22 Việt Nam khác nhau thế nào?
Trí Công • 17:39 ngày 01/08/2017
HLV Nguyễn Hữu Thắng đang có 5 cầu thủ chơi được ở vị trí tiền đạo. Đó là Công Phượng, Đức Chinh, Thanh Bình, Tuấn Tài và Văn Toàn. Vậy đâu là sự khác nhau trong nhiệm vụ, vai trò và vị trí giữa những gương mặt kể trên.

    Ghi bàn và tìm kiếm cơ hội nguy hiểm về phía khung thành đối phương là nhiệm vụ chung đối với bất cứ tiền đạo nào. Nhưng mỗi cầu thủ lại có phong cách, ưu nhược điểm riêng. Cũng chính vì thế, việc sắp xếp vị trí, bố trí vai trò khác nhau giữa các tiền đạo là điều thường gặp trong bóng đá hiện đại. Cũng chính vì vậy mà vai trò của các tiền đạo của U22 Việt Nam cũng từ đó mà có sự khác nhau.  

    Công Phượng: Đá lùi, hoạt động rộng nhất
    Nếu xét trên phạm vi hoạt động và nhiệm vụ trên sân, Công Phượng là cầu thủ di chuyển rộng và năng nổ nhất trong số các tiền đạo. Dựa trên ưu điểm kỹ thuật, khả năng cầm bóng, rê dắt, thoát người kèm và tăng tốc quãng ngắn, tiền đạo đội trưởng của HAGL trở nên phù hợp trong vai trò một cầu nối giữa hàng tiền vệ và tiền đạo thay vì “mắc màn” trong vòng cấm của đối phương.

    Trong hai trận đấu gần nhất gặp U22 Hàn Quốc và các Ngôi sao K-League, Công Phượng đã chứng minh khả năng của mình khi được hoạt động rộng. Anh có thể thoát khỏi vòng vây pressing tầm cao của đối phương, tổ chức một đợt lên bóng nhanh từ trung lộ hoặc thực hiện chuyền bóng ra hai biên hay cho trung phong phía trên. 

    VIDEO: Hai pha solo của Công Phượng khuynh đảo hàng thủ ĐT Ngôi sao K-League
    ĐANG TẢI VIDEO...
    Vui lòng chờ trong giây lát.

    Với một không gian rộng và được chơi tự do, Công Phượng có thể thoải mái dứt điểm hơn, chuyền bóng hơn và tạo cơ hội cho đồng đội nhiều hơn. Thống kê trung bình 1 trận từ inStat cho thấy, Phượng dứt điểm 13 lần/trận, chuyền 34 lần/trận và tạo ra 3,4 cơ hội/trận cho đồng đội. 

    Chơi rộng là thế nhưng Công Phượng cũng là cầu thủ mang đến hiệu quả lớn nhất trong số các tiền đạo. 5 trận chính thức đã qua trong năm 2017 dưới màu áo U22 Việt Nam, Công Phượng ghi tới 5 bàn và kiến tạo 3 lần. Dễ hiểu vì sao anh luôn có mặt trong đội hình thi đấu của U22 Việt Nam trong thời gian qua. 

    Văn Toàn: Cánh phải và chạy cắt mặt 
    Cũng như người đồng đội ở HAGL, Văn Toàn không “mắc võng” trong vòng cấm đối thủ. Vị trí cánh phải đã trở thành quen thuộc với cầu thủ người Hải Dương dưới thời HLV Hữu Thắng. Tuy nhỏ con nhưng tốc độ, khéo léo, sự luồn lách và tìm khoảng trống mang đến cho Văn Toàn một sự nguy hiểm mỗi khi leo biên. 

    Vì chơi ở biên và có nhiệm vụ thực hiện những đường căng ngang vào vòng cấm, dễ hiểu vì sao Văn Toàn là cầu thủ có số đường chuyền trung bình/trận (40) nhiều nhất trong số 5 tiền đạo. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, Văn Toàn đặc biệt nguy hiểm nhờ tốc độ và khai thác khoảng trống.


    Anh thường bó vào vòng cấm để tạo thêm một mũi nhọn cho U22 Việt Nam. Cũng từ đó, Văn Toàn có thể trực tiếp ghi bàn cho đội nhà. Bàn thắng vào lưới Macau (TQ) hay các Ngôi sao K-League đã cho thấy rõ điều đó. 

    Hà Đức Chinh: Trung phong thích phản công 
    Đức Chinh được người hâm mộ như một trung phong hứa hẹn của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Nhưng vị trí “trung phong” không gò anh vào giới hạn 16m50 trước cầu môn đội bạn. Phải khẳng định những cơ hội nguy hiểm nhất và cả bàn thắng mà Chinh có được đều từ những pha chớp thời cơ rất nhanh trong vòng cấm hoặc trước cầu môn. 

    Song anh không phải mẫu cầu thủ quanh quẩn chờ cơ hội từ đồng đội. Ở những trận đấu đá cặp với Công Phượng, thậm chí Chinh còn là cầu thủ đá thấp hơn. Tuy nhiên khi có cơ hội phản công, sở trường chạy nước rút và khai thác vào điểm yếu của đối phương lập tức được tiền đạo này thể hiện. Điều này cũng xuất phát từ mục đích của HLV Hữu Thắng. Trong những buổi tập hay thi đấu, ông thường để Đức Chinh tự do di chuyển nhằm tránh sự theo sát từ hậu vệ đối phương. Nhưng khi tố chức tấn công, anh sẽ lập tức tìm vào điểm huyệt của đội bạn để chờ cơ hội.


    Thanh Bình, Tuấn Tài: Mẫu cầu thủ số 9 
    So với 3 đồng đội cùng chơi vị trí tiền đạo kể trên, Lê Thanh Bình và Hồ Tuấn Tài thiên về mẫu cầu thủ “số 9” đúng nghĩa. Tức là họ không di chuyển quá sâu về phần sân nhà mà thay vào đó là chờ cơ hội từ đồng đội để gây nguy hiểm cho khung thành đối phương. Những bàn thắng mà họ ghi được cũng đến theo một cách cổ điển theo đúng phong cách một tiền đạo số 9 – chớp cơ hội để chuyển hóa thành bàn trước cầu môn đối thủ. 


    Tỷ lệ trung bình/trận của các tiền đạo U22 Việt Nam (Thống kê: inStat) 

     STT Cầu thủ Ghi bàn/Kiến tạo* Sút Chuyền Tạo cơ hội  Chuyền vào vòng cấm
     1Công Phượng  5/3 13 34 3,4 6
     2 Văn Toàn 4/0 8 40 2,7 3,6
     3Thanh Bình 2/0 2 16 2,9 0
     4 Đức Chinh 1/0 5 28 2,3 2,3
    5Tuấn Tài1/06251,30

    * Bàn thắng và kiến tạo được thống kê ở cả 5 trận đấu chính thức trong năm 2017 của U22 Việt Nam (tính đến hiện tại) 
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội