Bóng Đá Plus trên MXH

10 điều luật kỳ quái nhất trong thể thao
TÙNG LÂM • 09:59 ngày 29/12/2021
Luật lệ được đặt ra với mục đích chính là đưa các môn thể thao vốn bắt nguồn từ các trò chơi vào khuôn khổ. Đa phần các điều luật, do đó, là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có những điều luật mà khi nhìn vào, người ta phải tự hỏi ban đầu người ta đề ra nó vì mục đích gì?

    1. Không ký là bị loại
    Trong môn golf có khá nhiều điều luật buồn cười. Ví dụ như bạn không được phép... cho tiền bo (tip) những người khác ở trên sân. Tuy nhiên, kỳ lạ nhất vẫn là quy định liên quan tới chữ ký. Nếu sau khi kết thúc phần thi, bạn không ký vào bản ghi điểm số của mình, thì bạn sẽ lập tức bị loại. Đơn giản vậy thôi. Nghe như trong các kỳ thi cấp làng, như đó là thực tế. 

    2. Ngựa không vết cắt
    Trong môn ngựa nhảy rào, những chú ngựa tham gia thi phải nhảy qua những hàng rào rất cao. Để có thể làm được điều này, các chú phải trải qua rất nhiều tháng tập luyện căng thẳng. Trong các kỳ thi thật sự, có nhiều chú ngựa thực hiện được những cú nhảy cao không tưởng. Tuy nhiên, đến đây thì mọi việc đều bình thường. Điều hơi không bình thường là trong luật liên quan tới môn thể thao này có một điều khoản lạ: cấm những chú ngựa có vết cắt trên chân tham gia thi. Tại sao? Vì người ta “cho rằng” những vết cắt đó sẽ giúp các chú ngựa nhảy cao hơn!

    Các chú ngựa trong môn nhảy cao không được có vết sẹo

    3. Cấm hở ngực quá lố
    Khi thi đấu cờ vua, các kỳ thủ được yêu cầu ăn vận một cách lịch sự. Thế nên nếu để ý thì bạn sẽ thấy là các kỳ thủ nam, ví dụ Magnus Carlsen, thường mặc vest, hoặc ít ra thì cũng mặc áo sơ-mi hoặc áo phông có cổ. Tuy nhiên với các kỳ thủ nữ thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Họ cũng được yêu cầu ăn mặc lịch sự, nhưng đồng thời không được khiến đối thủ mất tập trung. Mặc áo hở ngực quá sâu, do đó, là hành động bị cấm.

    4. Không được làm rơi mũ
    Trong môn tennis, mọi hành động có thể khiến cho đối phương mất tập trung đều bị cấm. Những tay vợt vi phạm có thể bị nhắc nhở hoặc thậm chí trừ điểm tùy vào mức độ vi phạm. Chi tiết hơn, luật còn quy định rõ những hành động có thể bị xem là cố tình gây mất tập trung cho đối phương. Một trong những hành động được nhắc tới là nhặt mũ khi nó rơi xuống đất.

    5. Phạt lỗi “chạm tay” nếu chạm bóng bằng... chân
    Trong tiếng Anh, bóng đá là “football”, rất đơn giản, là đá một trái bóng “ball” bằng chân “foot”. Nếu thay vì “foot” lại sử dụng “hand”, tức là “tay”, thì sẽ bị phạt lỗi “handball” - chơi bóng bằng tay (trừ một số trường hợp). Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng trong bóng đá, bạn vẫn có nguy cơ bị phạt lỗi “handball” ngay cả khi không dùng tay chơi bóng. Đó là khi bạn chạm bóng bằng... chân trần. Nếu luật này áp dụng với cả bóng đá đường phố, thì các đội chắc không đủ người để chơi!

    6. Cấm người thuận tay trái
    Thế giới nói chung kêu gọi đối xử công bằng với người thuận tay trái cũng như người thuận tay phải. Riêng trong môn polo (mã cầu), người thuận tay trái đơn giản là “không có cửa”. Luật quy định những vận động viên chỉ có thể đánh bóng bằng tay trái sẽ không được tham gia. Lý lẽ là sự an toàn cho các VĐV khác, vốn phần đa là những người thuận tay phải. 

    Kết thúc gậy golf cuối cùng nếu bạn không ký vào biên bản thì sẽ bị loại

    7. Ném biên thì không thành bàn
    Cũng liên quan tới bóng đá và việc sử dụng tay còn có một quy định khác cũng rất thú vị. Nếu bóng đi thẳng vào lưới sau một quả ném biên thì sẽ không được tính là bàn thắng. Nếu vào lưới đối phương thì đối phương sẽ được hưởng quả phát bóng lên. Nếu vào lưới đội nhà thì đối phương sẽ được hưởng phạt góc. Thực ra điều này thì ai cũng biết, nhưng không mấy ai biết tại sao ngay từ đầu người ta lại đề ra luật này.

    8. Đừng dại cởi áo
    Thường khi phấn khích quá, một trong những hành động mà nhiều VĐV muốn làm nhất là cởi phăng áo quăng lên trời. Tuy nhiên, đây là hành động bị cấm trong rất nhiều môn thể thao. Trong bóng đá chẳng hạn, bạn sẽ bị phạt thẻ vào nếu cởi áo ăn mừng. Nhưng cả trong môn điền kinh cũng vậy. Bạn sẽ nghĩ làm sao có thể vừa chạy kiệt lực vừa cởi áo được. Nhưng thực tế có nhiều người đã làm thế. Và bị loại.

    9. Gây đổ máu là vào phòng tội lỗi
    Để ngăn chặn lối chơi bạo lực, các nhà làm luật của giải NHL (giải vô địch hockey quốc gia Mỹ) mới có ý tưởng về “phòng tội lỗi” (sin box). Cầu thủ nào vị phạm sẽ phải vào “phòng” ngồi, và thời gian tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi. Ví dụ, nếu một cầu thủ có hành vi bạo lực gây ra cảnh đổ máu, anh ta sẽ phải vào “phòng tội lỗi” ngồi trong 4 phút. 

    10. Cấm tụ tập đông người
    Nếu hay xem bóng đá Mỹ hay bóng bầu dục, bạn sẽ rất quen với cảnh các cầu thủ xúm vào, thậm chí chất đống lên nhau. Đôi khi chuyện này khiến các trận đấu bị vụn. Để hạn chế tình trạng này, các nhà làm luật trong môn bóng đá Australia (cũng là biến thể của bóng bầu dục) mới hạn chế số người có mặt trên sân cùng lúc bằng quy định mỗi đội chỉ được tung ra sân tối đa 18 người (4 dự bị). Đội nào vi phạm sẽ bị trừ hết điểm tính tới lúc đó. Điều thú vị là quy định này đã có trong các môn thể thao đồng đội từ lâu, nhưng bóng đá Australia thì mãi tới năm nay mới có!

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Tags: thể thao
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay