Bóng Đá Plus trên MXH

16 VĐV chuyển giới nổi tiếng nhất (phần 2)
Phương Minh • 09:07 ngày 14/03/2021
Tiếp nối phần 1, chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của danh sách những VĐV chuyển giới nổi tiếng nhất. Trong danh sách này, có người chuyển giới đầu tiên góp mặt trong một đội tuyển quốc gia của Mỹ, có nhà vô địch điền kinh thế giới và cả “cha dượng” của chị em nhà Kardashian.

    8. Chris Mosier

    Năm 2009, Mosier vẫn còn tham dự một giải đấu ba môn phối hợp (triathlon) với tư cách một nữ VĐV. Nhưng chỉ 1 năm sau, anh góp mặt ở giải tương tự dành cho nam, sau khi đổi tên và bắt đầu tiêm hoóc-môn. Đến năm 2015, Mosier đã giành một suất trong đội đua hai môn phối hợp (duathlon) của Mỹ và năm 2016, cùng các đồng đội góp mặt ở giải vô địch thế giới. Mosier chính là người chuyển giới đầu tiên khoác áo một ĐTQG của Mỹ và tham dự giải thế giới.

    7. Bobbi Lancaster (trước là Robert Lancaster)

    Là một bác sĩ và giảng viên y khoa nổi tiếng của Canada, nhưng Robert Lancaster lại gặp khó khăn trong việc xác định giới tính của mình. Sau giai đoạn trầm cảm, ông quyết định phẫu thuật chuyển giới và đổi tên thành Bobbi Lancaster vào năm 2010. Quyết định này khiến Bobbi mất việc và tìm đến golf trong thời gian rảnh rỗi. Nhưng không ai ngờ là Bobbi lại rất thành công ở các giải nghiệp dư, và từng trở thành golf thủ chuyển giới đầu tiên góp mặt ở một giải LPGA Symetra Tour.

    6. Caster Semenya

    Đây là một trong những VĐV chuyển giới nổi tiếng nhất thế giới. Semenya từng bị soi mói khi giành HCV nội dung 800 mét nữ ở giải vô địch điền kinh thế giới năm 2009 vì ngoại hình nam tính và tốc độ không tưởng. Vì thế, người ta phải kiểm tra và kết quả bị lộ ra là VĐV Nam Phi không có tử cung hay buồng trứng. Nhưng vì liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) không lên tiếng, Semenya vẫn thi đấu và giành thêm 2 HCV thế giới và 2 HCV thế vận hội.

    5. Fallon Fox (trước là Burton Boyd)

    Fox là võ sĩ chuyển giới đầu tiên trong lịch sử làng MMA (võ tự do). Sau giai đoạn nhập ngũ, chàng cựu binh Burton Boyd quyết định bay tới Thái Lan để phẫu thuật chuyển giới năm 2006 rồi đổi tên thành Fallon Fox. Cô bắt đầu tham dự các giải đấu MMA vào năm 2012, trước khi bị phát hiện là người chuyển giới trong một cuộc phỏng vấn sau đó 1 năm. Phát hiện này đã gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng Fox sẽ có lợi thế hơn các nữ võ sĩ khác.

    4. Mianne Bagger (trước là Michael Bagger)

    Sinh ra ở Đan Mạch, Michael Bagger làm quen với golf từ rất sớm và sau khi cùng gia đình chuyển đến sinh sống ở Australia năm 1979, vẫn gắn bó với môn thể thao này. Ba năm sau khi phẫu thuật chuyển sang giới tính nữ vào năm 1995, cô trở lại các giải golf nghiệp dư với cái tên mới Mianne Bagger. Vượt qua những định kiến, Mianne đã rất thành công và năm 2004, trở thành nữ golf thủ chuyển giới đầu tiên góp mặt ở một giải chuyên nghiệp khi tham dự Australia Open.

    3. Renee Richards (trước là Richard Raskind)

    Trước khi trở thành Renee Richards sau ca phẫu thuật chuyển giới gây chú ý năm 1975, Richard Raskind từng là một VĐV quần vợt chuyên nghiệp và một bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa danh tiếng. Trên sân tennis, cái tên Renee Richards có thể không để lại dấu ấn gì. Nhưng Renee lại là người tiên phong trong việc đấu tranh giành quyền lợi cho những người chuyển giới, khi được Tòa án tối cao New York xử thắng trong vụ kiện bị Hiệp hội quần vợt Mỹ cấm tham dự các giải đấu chuyên nghiệp.

    2. Caitlyn Jenner (trước là William Bruce Jenner)

    William Bruce Jenner từng là một VĐV điền kinh khá thành công với 2 tấm HCV 10 môn phối hợp ở giải Pan American năm 1975 và Olympic Montreal 1976. Sau khi chia tay điền kinh, Jenner tiếp tục thử sức trong ngành truyền hình và đua motor. Nhưng cuộc sống sôi động ấy không thể ngăn cản bản năng phụ nữ của ông, và Jenner quyết định chuyển giới vào năm 2015. Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ cả từ hai người con ruột Kendall và Kylie Jenner, cũng như con riêng Kim Kardashian.

    1. Aprilia Manganang

    Trước khi giải nghệ năm 2020 để tập trung vào sự nghiệp quân ngũ, Aprilia Manganang từng là trụ cột của đội bóng chuyền nữ Indonesia trong nhiều năm. Nhưng ngày 09/03/2021, chủ công từng là nỗi ám ảnh của các đội bóng chuyền nữ trong khu vực này đã phẫu thuật chuyển giới thành nam. Theo thông tin từ báo chí Indonesia thì Aprilia vốn là... nam, nhưng vì dị tật phát triển bộ phận sinh dục bẩm sinh nên cha mẹ Aprilia lại nghĩ anh là phụ nữ.

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay