Bóng Đá Plus trên MXH

Thói xấu 'khó đỡ' của các VĐV quần vợt đỉnh cao
Cẩm Chi • 05:47 ngày 04/06/2020
Nhân vô thập toàn, ngay cả những biểu tượng thể thao như Federer, Nadal hay Djokovic vẫn duy trì một vài hành vi không đẹp từ lúc mới cầm vợt đến nay. Họ vẫn làm việc đó trong vô thức mà không biết đó có thể là biểu hiện của bệnh tâm lý, có thể ảnh hưởng tới thành công trong sự nghiệp.

    Gãi mông và đập bóng
    Trân mặt sân đất nện, Rafael Nadal là người xuất sắc nhất lịch sử. Những bước chạy như một VĐV điền kinh khiến anh có thể cứu thành công mọi pha bóng dù khó đến đâu. Dường như việc luôn phải thi đấu với cường độ cao khiến Rafa “khó ở”, ngứa ngáy ở phần thân dưới mỗi lần tình huống kết thúc. Vì thế tay vợt này thường bị máy quay ghi lại cảnh “gãi mông” không dưới 5 lần mỗi trận. Một vài lần, việc làm đó của Rafa còn khiến anh mang tiếng mất vệ sinh.

    Rafa từng lấy ngón tay vừa “chùi hông” đưa lên mũi ngửi, hoặc vén mớ tóc dài che khuất tầm nhìn. Người duy nhất có thể thông cảm cho tay vợt người Tây Ban Nha là HLV đội tuyển Đức Joachim Loew, nhân vật từng thực hiện hành vi tương tự ở một vài trận đấu đỉnh cao. Dù sao đây cũng chỉ là một thói quen xấu hiếm gặp, chứ không phải chiến lược thi đấu như trường hợp của Novak Djokovic. Tay vợt số 1 thế giới có thói quen đập bóng rất nhiều lần trước khi giao.

    Rafael Nadal

    Thông thường, một VĐV quần vợt chỉ đập bóng xuống mặt sân vài ba lần rồi tung lên đập, nhưng Djokovic lại khác. Thống kê cho thấy chủ nhân 17 danh hiệu Grand Slam thường lấy vợt đập bóng xuống đất vài ba lần, rồi dùng tay đập bóng 10 lần trong mỗi lần anh giao bóng. Ở những khoảnh khắc bị dẫn trước, anh có thể đập bóng tới 15-20, thậm chí 25 lần. Có vẻ Djokovic tin đó là cách giúp anh trấn tĩnh lại, hoặc câu thêm chút thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào tình huống quyết định.

    Wayne Odesnik, người từng thua Djokovic ở vòng ba Roland Garros 2008 chia sẻ thói quen đập bóng của tay vợt Serbia rất dễ khiến đối thủ bị ức chế. Thông thường ở phiên trả giao bóng, mỗi tay vợt sẽ kỳ vọng đối thủ chơi đánh nhanh thắng nhanh để tận dụng sơ hở phản công. Nhưng đòn tâm lý của Djokovic khiến họ không có cơ hội làm được điều đó. Khi đối thủ mất tập trung, phân tâm vì thời gian đập bóng quá lâu, Djokovic mới tung bóng lên và ghi điểm.

    Tiếng thét, phàn nàn và đập vợt
    Maria Sharapova từng được ghi nhận kỷ lục “Tay vợt nữ có tiếng thét lớn nhất khi thi đấu trên sân”. Cô thường vô thức thét “A” với âm lượng chỉ thua tiếng động cơ máy bay một chút. May là khán giả thường nghe âm thanh đó khi chứng kiến cô thi đấu ở khoảng cách xa, nếu không họ hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng đến thính giác. Ngoài Masha, những tay vợt như Djokovic, Nadal hay chị em nhà Williams cũng có thói quen tương tự,  nhưng âm lượng của họ không thể bằng tay vợt người Nga.

    Ở một môn thi đấu cần sự im lặng và tập trung như quần vợt, việc phát ra tiếng thét lớn có thể là chiến lược làm phân tâm đối phương. Tuy nhiên với những ai phải thi đấu với đối thủ quen chơi điềm tĩnh thì việc này chẳng khác nào con dao hai lưỡi. Ngoài ra, việc hét cũng khiến các tay vợt mất đi năng lượng trong mỗi pha bóng cần dồn sức vào cánh tay. Vì thế nên những tay vợt trẻ ngày càng hạn chế phát lực đằng miệng để im lặng thi đấu suốt trận.

    Novak Djokovic

    Trò “tay chân miệng” không chỉ được các tay vợt duy trì trong trạng thái vô thức. Robin Soderling là một trong số những người tinh quái nhất trên sân quần nhờ mánh khóe phàn nàn với quyết định của trọng tài. Tại Roland Garros 2009, khiếu nại của tay vợt Thụy Điển từng khiến Nadal ức chế rồi tự thua vì liên tục đánh hỏng. Năm tiếp theo anh sử dụng mánh đó trước Federer và hạ luôn Tàu tốc hành.

    Robin Soderling

    Cuối cùng, không có thói quen xấu nào khiến các tay vợt thiệt đơn thiệt kép như đập vợt. Thời còn trẻ Federer có thói quen đập vợt sau mỗi trận thua, nhưng anh dần kiềm chế và bỏ đi vì thấy làm vậy sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh trong tương lai. Trong số các tay vợt hàng đầu bây giờ chỉ còn Djokovic vẫn duy trì thói xấu đó trong một vài trận đấu, nên không khó hiểu khi Nole chưa bao giờ được yêu mến như những người khác.

    Những thói quen mê tín của dân quần vợt

    Làm “cánh tay phải”

    Tay vợt trẻ Jelena Dokic luôn cố đứng bên trái trọng tài trước khi trận đấu diễn ra, để người cầm cân nảy mực làm “cánh tay phải” cho mình. 

    Ba bóng mới đủ

    Jack Sock luôn yêu cầu mỗi cậu bé nhặt bóng phải cầm ba quả trên tay thì mới thi đấu. “Nếu một đứa cầm 4 và đứa kia cầm 2 quả thì kiểu gì tôi cũng thua”, anh tiết lộ.

    Hôn và ngửi bóng

    Dominika Cibulkova thường hôn quả bóng trước khi giao vì tin rằng nó sẽ giúp cô đánh bại đối phương. Nhưng sau này Cibulkova phủ nhận và khẳng định mình chỉ muốn ngửi bóng để cảm nhận may mắn.

    Nhảy nhót lấy cảm hứng

    Marion Bartoli là tay vợt duy nhất trong thế kỷ 21 sử dụng lối đánh thuận bằng cả hai tay mà vô địch một nội dung đơn tại Grand Slam. Lý giải về thành công của mình, Bartoli chia sẻ cô hay nhảy nhót, vung vẩy tay chân trước khi giao bóng.

    XEM THÊM

    Lewis Hamilton giàu nhất giới thể thao tại Anh

    Federer, Serena & kẻ thù thời gian

    Bạo lực & tội ác, những góc khuất của sumo

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội