Bóng Đá Plus trên MXH

Vì sao phải tôn vinh những triệu phú như Rooney?
09:05 ngày 03/08/2016
Đêm nay, trận đấu tôn vinh Wayne Rooney sẽ diễn ra tại Old Trafford. Theo truyền thống, mục đích ban đầu của những trận cầu tôn vinh như thế này nhằm giúp cầu thủ kiếm tiền. Nhưng bây giờ, hầu hết cầu thủ đã là các triệu phú. Họ không còn cần kiếm tiền theo kiểu này. Vậy thì vì sao vẫn còn những trận đấu tôn vinh?
    Trước tiên, hãy bàn đến mục đích của trận đấu tôn vinh là gì? Theo truyền thống trước đây, trận đấu này được tổ chức để dành cho những cầu thủ cống hiến cỡ 10 năm cho một CLB và dường như sẽ kết thúc luôn sự nghiệp ở đây. Trận đấu này cũng sẽ giúp các cầu thủ kiếm thêm tiền để trang trải cho cuộc sống sau khi treo giày. Một ví dụ là năm 2002, trận tôn vinh tiền đạo Niall Quinn đã giúp anh thu về 1 triệu bảng. 

    Tuy nhiên, bây giờ thì mọi thứ đã thay đổi quá nhiều. Bởi các cầu thủ chuyên nghiệp lúc này hầu hết là những triệu phú. Họ kiếm được rất nhiều tiền từ tiền lương, thưởng, hoa hồng quảng cáo, bản quyền hình ảnh… Thống kê cho thấy, lương trung bình của Premier League mùa 2014/15 là 1,7 triệu bảng/người. Còn ở giải hạng Nhất Anh là 324.000 bảng/người. Đó đều là thu nhập đáng mơ ước. Chính bởi vậy, ý nghĩa của các trận tôn vinh bây giờ cũng thay đổi.

    “Trận đấu tôn vinh không còn thực sự mang ý nghĩa kiếm tiền cho cầu thủ nữa. Bây giờ nó quan trọng hơn với các CĐV hơn là cầu thủ. Quan hệ giữa CĐV và cầu thủ đã thay đổi. Họ không còn là những người hùng, những người công nhân mà chúng tôi có thể nhìn thấy ở những quán bình dân sau mỗi trận đấu nữa. Bây giờ, họ là những triệu phú và xa cách với cuộc sống của CĐV”, Trizia Fiorellino, chủ tịch hội CĐV Chelsea cho biết. 


    Có 2 thời điểm quyết định để biến cầu thủ thành triệu phú như bây giờ. Đầu tiên là năm 1961, khi luật lương tối đa cho cầu thủ là 20 bảng/tuần bị gỡ bỏ. Ngay sau đó, Johnny Haynes, ngôi sao của Fulham là người đầu tiên được hưởng lương 100 bảng/tuần. Thời điểm còn lại là năm 1992, khi Premier League ra đời, kéo theo những bản hợp đồng truyền hình béo bở. 

    “Đó là hai sự thay đổi cực lớn. Những năm 60, CLB sở hữu cầu thủ. Nhưng rồi mọi thứ thay đổi, cộng thêm luật Bosman năm 1995, đã khiến quyền lực giữa CLB và cầu thủ cân bằng hơn”, giáo sư John Goddard của trường đại học Bangor, đồng tác giả cuốn sách “The Economics of Football” nhận xét. 

    Trận cầu tôn vinh không còn quá quan trọng với cầu thủ nữa. Nhưng nó vẫn được tổ chức. Vì bây giờ nó chuyển sang ý nghĩa làm từ thiện. Ví dụ như trận đấu của Rooney đêm nay dự kiến sẽ thu lại được 5 triệu bảng. Và số tiền đó Rooney đã tuyên bố là sẽ chuyển toàn bộ vào các quỹ từ thiện giúp đỡ các bệnh nhân ở viện Alder Hey và trại trẻ mồ côi Clare House.

    Thậm chí chẳng cần đến CLB, ngay cả hội CĐV bây giờ cũng có thể đứng ra để tổ chức trận cầu tôn vinh cho một cầu thủ. Ngày 28/8 tới, hội CĐV của Blackpool sẽ tổ chức trận đấu tôn vinh Brett Ormerod ở sân AFC Fylde, người duy nhất trong lịch sử ghi bàn cho CLB ở 4 hạng đấu khác nhau. Đây là cơ hội cho các CĐV gửi lời cám ơn đến Ormerod vì đóng góp của lão tướng 39 tuổi này cho Blackpool. 

    Trận đấu tôn vinh đã mang một ý nghĩa mới. Nó quan trọng với CĐV hơn là những cầu thủ, những người giờ hầu hết đã là triệu phú.
    MINH NHI • 09:05 ngày 03/08/2016

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay