Bóng Đá Plus trên MXH

Thư giãn: John Lennon và Liverpool
Kỳ Lâm • 14:20 ngày 08/12/2015
Tròn 35 năm ngày thủ lĩnh John Lennon của ban nhạc huyền thoại The Beatles bị ám sát bằng 5 phát súng trước tòa nhà Dakota (New York) bởi fan cuồng Mark David Chapman. Tuy nhiên, số phận của CLB Liverpool vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lời tiên tri của “Thánh John” thông qua các ca khúc của mình.
    Nước Anh chẳng là gì nếu không có thành phố Cảng Liverpool, nơi khởi sinh 2 niềm tự hào vĩ đại: CLB Liverpool và ban nhạc The Beatles. Một đằng thỏa mãn cơ bắp, phục vụ các hooligan (một đặc sản khác của Liverpool và bóng đá Anh); một đằng xoa dịu tinh thần của những người yêu nhạc toàn cầu.

    Nên nhớ, chính The Beatles và John Lennon đã khai sinh hội chứng cuồng ở mức độ sâu rộng như The Beatlemania vào thập niên 1960, rất sớm so với hội chứng Beckhamania hay Messi-mania sau này, tất nhiên cả Beck và Leo đều thua xa về tầm ảnh hưởng, tác động xã hội hay mức độ cuồng. Cuồng đến độ giết cả thần tượng để mãi mãi độc chiếm thì Leo và Beck cũng “quỳ từ xa mà gọi bằng bố”.

    Thuở dọc ngang giang hồ của The Beatles và Liverpool trải dài từ đầu 1960 đến giữa thập niên 1980. Trên sân cỏ và trên sàn diễn, trên sóng vô tuyến hay dải tần radio, đâu đâu cũng chỉ thấy The Beatles hay Liverpool.

    Hai cái tên vĩ đại chiếm lĩnh hoàn toàn thập niên 70 80 của nước Anh
    Hai cái tên vĩ đại chiếm lĩnh hoàn toàn thập niên 70 80 của nước Anh

    The Beatles đánh chiếm mọi giải thưởng âm nhạc, trở thành ban nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, bán hơn 1 tỉ album trên phạm vi toàn cầu, được nữ hoàng Anh phong “Hiệp sỹ đế chế” cho toàn bộ 4 thành viên. Trong khi đó, Liverpool giẫm đạp châu Âu với biệt danh khét tiếng “Lữ đoàn Đỏ”, thâu tóm 4 Cúp C1 trong vòng 7 năm và hàng chục danh hiệu khác.

    Liverpool trở thành đội bóng vĩ đại nhất nước Anh còn John Lennon được tôn xưng “vĩ đại hơn cả Chúa” - người có cậu con trai tên là Leo Messi hiện đang đá cho Barcelona. Rõ ràng, cả Liverpool và The Beatles là 2 binh đoàn chủ lực cho làn sóng xâm lược của văn hóa Anh ra toàn cầu, những điều mà K-Pop và K-League với những “ộp pa, ộp pô” đang cố làm với châu Á.  
     
    Cái chết của John vào ngày 08/12/1980 đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của The Beatles, còn thảm họa “Heysel” của Liverpool vào năm 1985 đánh dấu kỷ nguyên bóng tối của đội bóng này từ đó đến tận ngày nay, ngoài trừ một vài lần “hồi quang phản chiếu” một cách hiếm hoi như hồi 2005.

    Đấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng thật thú vị, chúng ta có thể hoàn toàn dùng ca khúc của The Beatles để kể câu chuyện của The Kop, đặc biệt trong kỷ nguyên tăm tối. 

    Bài hát truyền thống của Liverpool là “You will never walk alone” có thể lấy từ niềm cảm hứng “Abbey Road” của The Beatles với hình ảnh 4 anh chàng đi chân đất băng qua đường Abbey. Sự nuối tiếc dĩ vãng vàng son ở giải VĐQG Anh thấm đẫm trong hit “Yesterday”. Kỷ nguyên Premier League đầy tủi nhục, đau đớn và đành bất lực, ngậm ngùi than vãn “Let it be” và mặc kệ đời.

    Hẳn Steven Gerrard đã hát lạc giọng “Dont let me down” khi bị trượt vỏ chuối trong trận then chốt với Chelsea. Lúc đó, anh rất cần một người để “I want to hold your hand” mà đứng đứng dậy. Nhưng chẳng có ai nên anh đành chấp nhận “A hard day’s nigh”, rời khỏi “Strawberry Field forver”.

    Gerrard và cú trượt chân tai hại
    Gerrard và cú trượt chân tai hại

    Liverpool đã để mất khá nhiều hảo thủ như Torres hay Suarez, những người có thể biến “A day in a life” của CĐV thành ngày hội ăn mừng chức vô địch Ngoại hạng, điều mà “It won't be long”. Đến bây giờ, các CĐV vẫn mong chờ những người hùng “Come back”.

    Nhưng tất cả chỉ là vô vọng, “Tomorrow never knows”, chẳng ai biết ra sao ngày mai. Tất cả chỉ biết cầu cứu “Help” và “Imagine” về một ngày mai rạng rỡ “Here come the sun”. Nhưng tình yêu của họ với CLB vẫn luôn luôn “All my loving”, thứ mà tiền bạc “Cant buy me love” suốt “Eight days a week”, ở “Here, there and everywhere”.   

    Khi con tầu “Yellow Submarine” sắp chìm vì “Ngoài khơi xa, sóng to vãi lều. Có chú chim, có cá heo” thì một “Nowhere Man” đến. Đó là HLV Juergen Klopp, một người mang đến “Revolution”, biến lối chơi trở nên cuồng nhiệt như  “She loves you rock” trong “The Ballad of John and Yoko rock”. 

    Và Liverpool đã trở lại con đường vinh quang, dẫu rằng đó vẫn là “The long and winding road”. Nhưng sau “Long, long, long” chờ đợi, “Good day sunshine” sẽ tới để mỗi Liverpudlian nói với CLB của mình rằng: “And I love her”.

    * Bài viết thuộc mục Thư giãn
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Cùng chuyên mục
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội