Bóng Đá Plus trên MXH

Ngoài World Cup, Nga còn có bóng đá vì người tị nạn
MINH HẠNH • 06:54 ngày 05/07/2018
Trên những sân cỏ nước Nga, vòng 1/8 World Cup 2018 vừa khép lại với những trận cầu rực lửa, hấp dẫn, kịch tính đến những giây phút cuối cùng. Còn ở Moscow lúc này cũng đang diễn ra rất nhiều trận đấu đặc biệt tại Quảng trường Đỏ, nhằm giúp đỡ những người tị nạn tại Thủ đô của nước Nga…

    Bóng đá là cảm thông, là chia sẻ…
    Những gì cuộc sống không thể mang lại, thì bóng đá có thể. Những trận cầu bóng đá rất đặc biệt đã được tổ chức trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm tại Quảng trường Đỏ của Moscow. Những người tị nạn và dân di cư đến từ Syria, Afghanistan, Cameroon và Bờ Biển Ngà được thi đấu cùng với các CĐV Nga trên một sân cỏ tạm thời do FIFA dựng lên ngay giữa quảng trường nổi tiếng nhất của Thủ đô Moscow. 

    Đây là ý tưởng của Alexei Smertin, một trong những thành viên Hội chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc của ban tổ chức FIFA World Cup 2018. “Điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm được một điều gì đó để giúp đỡ những người tị nạn. Họ thực sự cần giúp đỡ. Tôi từng sống 7 năm ở nước ngoài và tôi rất hiểu chẳng dễ dàng gì khi bạn phải sống trong một đất nước không cùng chung ngôn ngữ với bạn. Bóng đá sẽ kết nối chúng ta lại với nhau”, Alexei Smertin nhấn mạnh.

    Alexei Smertin, thành viên Hội chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc của ban tổ chức FIFA World Cup 2018
    Alexei Smertin, thành viên Hội chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc của ban tổ chức FIFA World Cup 2018

    Smertin từng là tuyển thủ Nga trong những năm 1998-2008. Ông đã 55 lần khoác áo ĐT Nga. Trước khi giải nghệ năm 2008, Smertin từng lang bạt khắp nơi tại Anh, Pháp trong 7 mùa để thi đấu cho Bordeaux, Chelsea, Portsmouth, Charlton và Fulham. Trong sự kiện này, Smertin là trưởng ban tổ chức. Ông mặc chiếc quần soóc và áo phông có in dòng chữ “Chào mừng người tị nạn” ở sau lưng. Cựu tuyển thủ Nga chạy đi chạy lại như con thoi để hướng dẫn cho các cầu thủ nghiệp dư có những trận đấu ý nghĩa. 

    Pavel Klymenko, đại diện của Fare, một mạng lưới chống lại sự kỳ thị trong bóng đá, kiêm đồng tổ chức sự kiện này, đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng trong sự nghiệp giúp người tị nạn và dân nhập cư hòa nhập tốt với xã hội. Bên cạnh đó, Ủy ban hỗ trợ công dân, một tổ chức phi chính phủ do Cơ quan người tị nạn của Liên hợp quốc, cũng đã đứng ra tài trợ và đồng hành cùng sự kiện. 

    Một cầu thủ nhí Việt Nam tham gia sự kiện Football for Hope
    Một cầu thủ nhí Việt Nam tham gia sự kiện Football for Hope

    Bóng đá là hy vọng, là cuộc đời
    “Trong số tất cả những người tị nạn ở Nga, chỉ có 592 người được công nhận tình trạng tị nạn hợp pháp và chỉ 2 trong số họ là người Syria. Mặc dù trình độ học vấn, nghề nghiệp của họ rất tốt, sẵn sàng làm việc để hòa nhập xã hội, nhưng những người tị nạn này lại không được phép thực hiện chúng ở đây và xây dựng một cuộc sống mới. Thật đáng tiếc”, Svetlana Gannushkina - chủ tịch của Fare và là người từng được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010, nhấn mạnh về hoàn cảnh éo le của đa phần người tị nạn tại Nga.

    Sân bóng tạm thời nhưng huyền diệu ở Quảng trường Đỏ
    Sân bóng tạm thời nhưng huyền diệu ở Quảng trường Đỏ

    Chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều người tham gia các trận đấu này. Nhưng ấn tượng nhất chính là chàng thanh niên Mirwais Sarwar. Năm nay 19 tuổi, Sarwar là người gốc Kabul, đến Nga 3 năm trước và cách đây 3 tháng được cấp giấy chứng nhận tình trạng tị nạn tại Nga. “Tôi đến Moscow vì đây là cách đơn giản nhất để nhập cảnh vào Nga. Nhưng nếu có sự lựa chọn khác, tôi sẽ đến Mỹ. Lúc mới đến, cuộc sống thật khó khăn, bấp bênh vì không có giấy tờ. Đặc biệt, chúng tôi là đối tượng số 1 của cảnh sát. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã tốt hơn nhiều. Tôi đã kiếm được việc làm. Tôi làm nhân viên bán hàng trong một quầy tạp hóa”, Sarwar cho biết. Hiện tại, cậu cháy hết mình với World Cup, tham gia đủ mọi sự kiện bóng đá vì cộng đồng tại Moscow và hạnh phúc vì không còn phải “sống chui sống lủi” nữa.

    Ngoài sự kiện này, còn rất nhiều hoạt động bóng đá khác như mini game về World Cup nhằm kết nối các CĐV từ khắp nơi trên thế giới, “chơi bóng ở mọi nơi” (chỉ cần một khung thành giản dị, không lưới trên một nền sân đất vừa đủ là có thể chơi bóng thoải mái) hay đặc biệt là Lễ hội Bóng đá Hy vọng (Football for Hope) vừa diễn ra cách đây 2 ngày tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. 

    Việt Nam tham dự Football for Hope
    Sau World Cup 2014 tại Brazil, Football for Hope tiếp tục được tổ chức trên đất Nga với chủ đề “sức mạnh bóng đá với những chuyển biến tích cực cho xã hội”. Football for Hope năm nay có 48 đoàn từ 38 quốc gia cùng tham dự, trong đó có Việt Nam. 4 bạn nhỏ được chọn từ hơn 17.000 thành viên của Dự án Bóng đá cộng đồng Việt Nam là những tấm gương giàu nghị lực, vượt qua hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tham dự Football for Hope.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Cùng chuyên mục
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội