Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Với tài xế Solskjaer, M.U là vua muộn giờ
Kỳ Lâm • 16:32 ngày 06/01/2020
​​​​​​​Những ngày M.U dưới tay HLV Alex Ferguson, chỉ có những chiếc bus hai tầng chở đội bóng trong những buổi rước cúp là di chuyển chậm, còn lại là phóng bon bon. Nhưng giờ đây, với tài xế Ole Gunnar Solskjaer, cỗ xe Man United vừa hay chết máy lại thường bị lạc đường. 

    Kết quả, lịch thi đấu & BXH Ngoại hạng Anh

    Một trong những nhận xét về sự hoàn hảo của Man United dưới thời của mình, Sir Alex Ferguson đã từng mô tả Man United như một chiếc xe chạy như bay, không đợi chờ bất cứ ai. “Tôi đã nói với các cầu thủ rằng khi xe đã chạy, nó chẳng đợi ai. CLB này phải tiến lên và giành chiến thắng. Ai muốn lên xe cũng phải tiến lên”.  

    Thật dễ dàng để hình dung nhận xét đó theo nghĩa đen nhất: Ferguson đứng đó, gõ nhẹ vào đồng hồ của mình, đe dọa sẽ để lại sau lưng những kẻ hèn kém có thể làm chậm tốc độ chuyến xe của ông. Nhưng vẫn còn nghĩa bóng: Từng ngày, từng giờ, từng phút, ông là người canh giờ vậy cầu thủ đến đúng giờ cũng là quá muộn.

    Cảm giác giống như có một tiêu chuẩn khác tồn tại trong thời kỳ hậu Ferguson - và nó không ám chỉ đến số lượng lớn cầu thủ vẫn trụ lại ở đây sau nhiều mùa giải tầm thường. Tuy nhiên, một lần nữa, trận hòa 0-0 trước Wolverhampton ở vòng ba FA Cup vào tối thứ Bảy, đã thấy Man United đường như quá quen với việc bị muộn giờ hay lỡ chuyến xe.

    Như ở Premier League, điều lệ tại FA Cup quy định rằng các đội phải nộp đội hình chính thức của họ cho trọng tài và đại diện của đối thủ, trước sự chứng kiến của trọng tài, không muộn hơn 75 phút trước khi trận đấu chính thức bắt đầu. Song xe bus của Man United lại đến sân Molineux chỉ 72 phút trước khi bóng lăn.

    “Hoàn toàn không có vấn đề gì. Chúng tôi có thể đến đó trước 2 giờ nhưng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho toàn đội, tôi đã quyết định sẽ có mặt ở sân trước 75 phút, như thế tốt hơn là đến sớm những 105 phút”, HLV Ole Gunnar Solskjaer, nói với tờ The Athletic.

    Thế nhưng, họ cũng chẳng đến sớm hơn 75 phút như dự định. Họ đã đến muộn giống như ở trận thua Watford 1-2 vào hôm 22/12/2019, khi có mặt ở sân trước khi bóng lăn đúng chưa đầy 60 phút. Solskjaer có thể giải thích điều đó như thế nào?

    Khi xưa, chiếc xe Man United chỉ đi chậm khi rước Cúp

    “À hãy nghe tôi giải thích, đó là do chúng tôi bị kẹt đường ở trước một cột đèn tín hiệu trên đường Waterloo. Phải mất 8 phút, thay vì 1 phút, mới qua được chỗ kẹt xe đó”.

    Về việc liệu 75 phút có đủ thời gian để chuẩn bị cho một trận đấy hay không, Solskjaer trả lời: “Bạn có muốn ở quá lâu trong một phòng thay đồ xa lạ không? Ở nhà, chúng tôi đã có phòng thay đồ tiện nghi, thân quen. Còn khi đi làm khách, tại một số CLB, chúng tôi phải chấp phòng thay đồ chật hẹp, thiếu tiện nghi, âm nhạc thì khủng khiếp. Thà ngồi trên xe buýt còn hơn”.  

    HLV này không muốn dành nhiều thời gian hơn mức cần thiết trong phòng thay đồ, nơi chật hẹp đến nỗi chỉ có đủ chỗ cho 11 cầu thủ đá chính, 7 cầu thủ dự bị, chưa kể đến những cầu thủ khác trong đội, thành viên BHL và HLV, bác sĩ, nhân viên mát xa, người lo quản lý thiết bị và video các nhà phân tích.  

    Điều lệ của Premier League quy định rằng các phòng thay đồ phải có diện tích tối thiểu 30 mét vuông, không bao gồm phòng tắm, vòi hoa sen và nhà vệ sinh. Tại giải hạng Nhất, phòng thay đồ cũng phải tối thiểu là 30 mét vuông, song có thể đã bao gồm cả phòng tắm. Một cầu thủ nói với The Athletic rằng phần lớn các phòng thay đồ ở Premier League đều chật chội.

    Ý tưởng cắt giảm mức tiền phạt vì đến muộn trong những trận làm khách cũng được nhiều người ủng hộ. Một HLV hàng đầu của Premier League cũng tán đồng ý tưởng chỉ đến sân trước khi bóng lăn 75 phút của Solskjaer. Ông cho rằng thà bị phạt muộn còn hơn đến quá sớm.  

    Vì lý do phòng thay đồ sân khách không tốt nên Man United chọn đi muộn

    Arsenal cũng vậy, đã gặp phải vấn đề trên đường đến Selhurst Park, chỉ đến sân 43 phút trước khi bóng lăn và thua 0-3 trước Crystal Palace năm 2017. Everton bị muộn tương tự trên đường đến làm khách của Man City vào năm 2016. Steve McClaren khi còn dẫn dắt Newcastle, đã một lần phải cùng cầu thủ đi bộ 1 dặm để đến sân của West Ham, và phải lao ra sân khởi động khi bóng lăn 25 phút.

    Nhưng có CLB nào bị phạt vì đến muộn thường xuyên như Man United không? Điều đó đã xảy ra rất nhiều lần với Man United trong thời kỳ hậu Ferguson.

    Tháng 12/2013: trì hoãn trên đường đến Hull City, để David Moyes phải gọi điện thoại để xác định đội hình thi đấu.

    Tháng 7/2014: Louis van Gaal đã rất kinh ngạc khi họ đến Pasadena Bowl, Los Angeles, đúng 45 phút trước trận đấu đầu tiên của ông. Tháng 4/2016: Trận đấu trên sân của Tottenham đã bị trì hoãn nửa giờ vì Man United bị tắc đường nghiêm trọng, và đến sân muộn 15 phút so với giờ bóng lăn chính thức.

    Tháng 5/2016: Sự hỗn loạn bên ngoài sân Upton Park, khi xe buýt của Man United bị chặn đường và tấn công, khiến trận đấu bị trì hoãn 45 phút. Đến muộn dù đã ở gần sân khách như vụ ở Upton Park không hiếm.

    Tháng 12/2016: Man United chỉ đến sân của Crystal Palace đúng 1 giờ trước khi bóng lăn và đội bóng của Jose Mourinho phải mất 110 phút để đi từ khách sạn Central London đến sân. Lý do: Lạc đường. Thật khó tin.

    Vụ đến muộn do bị CĐV West Ham chặn xe năm 2016

    Tháng 10/2018: Man United bị UEFA phạt 15.000 euro sau khi đến muộn vì đường xá bị thi công và tắc đường giờ cao điểm trong trận tiếp Valencia tại Champions League. Mourinho đổ lỗi cho việc không được cảnh sát giao thông Manchester dẫn đường. Cũng tháng đó, dù đã thuê khách sạn gần sân, nhưng Man United lại muộn giờ trong trận đấu với Juventus.

    Tháng trước, việc đến muộn trong trận làm khách của Watford đã bị đổ lỗi cho giao thông do tai nạn và dòng người đổ ra đường đi mua sắm Giáng sinh. Khi so sánh với tất cả các trường hợp được đề cập ở trên, việc đến Molineux hoàn toàn có thể sớm hơn 75 phút trước nếu không có đèn giao thông chết tiệt đó.

    Phân tích dông dài về việc này để thấy rằng thành công của Man United tỉ lệ nghịch với chuyện họ bị muộn giờ trong những năm gần đây còn phản ánh sự không may của họ. Solskjaer cảm thấy như vậy. Nhưng liệu điều này có xảy ra dưới thời Alex Ferguson không?  

    Không hề, một đồng đội cũ của Solskjaer đã khẳng định, dưới thời Sir Alex, chỉ duy nhất 1 lần Man United đến sân muộn và đó là trận làm khách của Tottenham. Đường tắc đến nỗi, Sir Alex phải cử một trợ lý phải chạy bộ đến sân của Tottenham để nộp danh sách thi đấu.  

    Hôm 22/12, Man United lại đến muộn trong trận thua Watford

    Đối với những NHM của Man United, vấn đề quan trọng hơn nhiều là liệu Man United có đi đúng hướng khi đã có Solsa Ole có ở tay lái hay không, có tạo ra được động lực hy vọng thay vì đâm đầu liên tục vào các ngõ cụt hay không?

    Rõ ràng, so với tiêu chí thời Alex Ferguson, chiếc xe bus Man United đã không chạy đúng tốc độ mong muốn và không bỏ lại được những hành khách không muốn có.  Cảnh tượng của đội hình Man United tại sân Molineux, với Nemanja Matic ở vị trí tiền vệ trung tâm và Juan Mata đóng vai trò số 10, là một lời nhắc nhở Solskjaer về những rủi ro phải đối mặt khi sử dụng một đội hình không thể thi đấu nhanh, phóng khoáng như dấu ấn xưa nay của Quỷ Đỏ.

    Tất cả đều khá buồn tẻ vào thứ Bảy vừa qua, một sự bế tắc dẫn tới một trận đá lại, chất thêm gánh nặng cho lịch đấu Giáng sinh – Năm mới đã vốn nặng nề. Làm thế nào để Man United tìm lại con đường của Alex Ferguson từng đi mới là quan trọng, chứ không phải chuyện nộp phạt vì đến muộn.  

    Nếu Solskjaer không thể giải được bài toán đó, thì hy vọng gì và việc HLV này kế nghiệp thành công di sản của người thày? Làm thế nào để các cầu thủ Man United được đi vòng quanh Manchester trên một chiếc xe buýt mui trần với một chiếc cúp. Lúc đó có đi chậm, có tắc đường thì cũng sướng!

    XEM THÊM

    Ngoại hạng Anh: Nửa mùa còn lại, 'tử thần' sẽ gọi tên ai?

    M.U khả năng mất Marguire ở derby Manchester

    Vòng 3 FA Cup: Chỉ M.U & Tottenham bị bỏ lại

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội