Bóng Đá Plus trên MXH

Có một cuộc chiến khốc liệt hơn Ronaldo - Messi ở... Esport
Cẩm Chi • 10:11 ngày 10/04/2020
Ở thị trường trò chơi điện tử lấy chủ đề bóng đá, không một tựa game nào có thể vượt qua hai tượng đài PES và FIFA. Sự cạnh tranh của họ đã xuất hiện trước cả khi Ronaldo so kè với Messi về số lần giành Quả bóng vàng và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

    Lịch sử hình thành

    Rất ít môn thể thao được tái hiện một cách chân thực và rõ nét qua trò chơi điện tử. FIFA và PES, nằm trong nhóm “thiểu số” thành công vang dội khi đầu tư vào các sản phẩm điện tử bóng đá. Dù vậy, nhà phát triển hai tựa game này không hẳn đã nghĩ họ sẽ thu hút được hàng triệu người chơi như ngày nay. Ở thập niên 70-80 khi máy chơi điện tử còn rất đơn giản với đồ họa cơ bản, việc làm ra một game bóng đá gần như là nhiệm vụ bất khả thi.

    Phải đến đầu những năm 90 với những thiết bị chuyên dùng có cấu hình cao như Sega Megadrive và Super Nintendo được sản xuất, cơ sở để phát triển game bóng đá mới dần hình thành. Electronic Arts (EA) là một trong những nhà tiên phong với phiên bản FIFA International Soccer ra mắt năm 1993 chạy trên hệ điều hành Windows. 8 năm sau, Konami phát hành PES dành riêng cho máy chơi game tay cầm.

    Cuộc chiến giữa đôi bên bắt đầu kể từ đó. Konami và EA bỏ xa phần còn lại ở khả năng phát triển game bóng đá, khi họ cạnh tranh từng ly từng tí ở mỗi phiên bản PES và FIFA phát hành mỗi năm. Trong hơn hai thập kỷ qua, đây là hai game bóng đá nổi tiếng nhất thế giới với lượng người chơi phân bổ rất rõ rệt trên vùng lãnh thổ, địa lý và văn hóa quốc gia. Sự cạnh tranh cũng giúp tạo ra 2 nhóm người hâm mộ đối địch rõ rệt.

    Điểm thú vị là mặc dù có chung sở thích là game bóng đá, người chơi thường chỉ chọn một trong hai, FIFA hoặc PES, chứ hiếm khi nào tỏ ra hứng thú với cả hai. Những ai thích PES thường có xu hướng “kỳ thị” FIFA và ngược lại. Điều này tạo ra không khí kình địch giữa hai nhóm người chơi chẳng khác nào cổ động viên của Ronaldo và Messi, hay Barca và Real.

    Cạnh tranh khốc liệt

    FIFA và PES, game nào hay hơn? Câu trả lời là... tùy vào mục đích của mỗi người chơi. Thiên về thi đấu giữa từng người chơi với nhau và có cả phiên bản chơi trực tuyến (online), FIFA được sách Kỷ lục Guinness công nhận là game thể thao bán chạy nhất mọi thời đại. Còn PES chủ yếu dành cho những người chơi thích làm HLV kiêm ông bầu. Họ có thể mua bán cầu thủ, sắp xếp đội hình theo ý muốn khá dễ dàng và chứng kiến đội bóng phát triển.

    Ở vị trí của kẻ đến sau, PES bị FIFA bỏ xa rất nhiều trong việc phát triển game dù họ đã nỗ lực rút ngắn khoảng cách bằng hình ảnh sống động như thật. FIFA là game tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo quét diện mạo cầu thủ, đồng thời mua bảo quyền những giải đấu lớn như EURO, World Cup, Champions LeagueEurope League. Tên các đội bóng trước đây cũng bị FIFA mua hết.

    Vì thế, người chơi PES phiên bản cũ sẽ thấy những đội lạ hoắc như Man Red (M.U), London FC (Chelsea) thi đấu ở European Cup (Champions League). Nhận thấy bản quyền hình ảnh và tên gọi mang ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của trò chơi, PES chơi trò “gậy ông đập lưng ông” với FIFA. Một mặt họ học theo đối thủ, mua bản quyền của Champions League và Europa League; mặt khác họ đi sân sau ký hợp đồng độc quyền hình ảnh với những CLB lớn.

    Mới đây PES đã ký thành công một hợp đồng như vậy với Juventus, buộc FIFA phải chuyển tên của Bà đầm già trong game thành Piemonte FC. Dẫu sao thì cách thức cạnh tranh đó cũng có lợi cho người chơi khi game ngày càng chân thực hơn. Nhưng ngay cả khi ký được hợp đồng độc quyền với Real, Barca hay M.U thì PES cũng khó có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với FIFA. Bởi có quá nhiều ngôi sao sân cỏ chơi FIFA tới mức họ sẵn sàng quảng cáo không công cho tựa game này.

    Cảm thấy khó thành công vang dội ở thị trường châu Âu và Nam Mỹ khi số người chơi FIFA quá lớn, PES từ lâu đã chuyển hướng sang khu vực châu Á. Một trong những bước tiến lớn của họ là việc “chiều” người chơi ở khu vực 600 triệu dân khi tạo ra ĐTQG Thái Lan kể từ PES 2013 (phát hành năm 2012). Nhưng rốt cục cuộc cách mạng đó lại trở thành thảm họa game khi tên cầu thủ sai quá nhiều, Thonglao trở thành “Tholeng”.

    Doanh số FIFA bỏ xa PES 
    Từ mức đỉnh 6,87 triệu bản với PES 2009, PES 2019 chỉ bán được 0,55 triệu bản. Lần đầu tiên trong 10 năm qua một tựa game của PES không thể cán mốc 1 triệu bản, thụt lùi quá xa so với FIFA (12,2 triệu bảng với FIFA 19). Một trong những nguyên nhân khiến PES bị FIFA bỏ xa xuất phát từ lối chơi thiên về giải trí ngày càng ít được chú trọng. Ngoài ra, chế độ chơi theo mùa giải ngày càng phức tạp khiến người chơi chuyển sang chơi FIFA.

    PES tố FIFA “đạo” game
    Jon Murphy, trưởng dự án phát triển PES 2013 cho biết trong EA đã sao chép, bắt chước các tính năng Konami phát triển trong PES trong nhiều năm để đưa vào FIFA. “Khi chúng tôi cải thiện trí thông minh nhân tạo của cầu thủ do máy điều khiển, năm sau FIFA làm theo y hệt. Cả việc làm cho cử động của cầu thủ mềm mại hơn cũng vậy. Đây rõ ràng không phải sự trùng hợp, mà là sao chép có tính toán”, Murphy khẳng định. Tuy nhiên, Konami chưa từng giờ kiện EA ra tòa.

    XEM THÊM

    Saul Craviotto & sứ mệnh kỳ lạ của một VĐV Olympic

    Tour de Spain 2020: Giải tennis 'ly khai' đầu tiên của thế giới

    Nhiều cầu thủ bóng chày Mỹ đang... chết đói

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Tags: PES FIFA Esport
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay