Bóng Đá Plus trên MXH

Bầu Đệ cảnh báo bờ vực nguy hiểm tài chính với CLB V.League
Trí Công • 19:17 ngày 27/03/2020
Mọi CLB tại V.League đang rơi vào cảnh chi nhiều hơn thu. Và chủ tịch Nguyễn Văn Đệ của Thanh Hóa FC đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn đó.

    Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 buộc V.League phải tạm hoãn đến 3 lần. Bản thân các CLB tham dự V.League 2020 ít nhất cũng mất 6 tuần so với lịch thi đấu công bố ban đầu vì lý do kể trên.

    Không thể thi đấu, các CLB không có nguồn thu từ bán vé và nhà tài trợ. Ngược lại, nguồn chi xoay quanh kinh phí sinh hoạt, lương, lót tay dành cho cầu thủ vẫn phải đảm bảo. Và theo bầu Đệ (Chủ tịch Nguyễn Văn Đệ của Thanh Hóa), nếu tình trạng này kéo dài, bất cứ CLB nào ở V.League cũng đứng trước bờ vực khó khăn về tài chính. 

    Trao đổi với phóng viên báo Bóng đá, bầu Đệ cho biết: “Không chỉ mình Thanh Hóa mà bản thân các CLB khác đều khó khăn. Lúc này, CLB vẫn đang duy trì tập trung cầu thủ để quản lý, chờ thông báo mới từ phía VPF. Cũng có nghĩa, đội vẫn đang trong giai đoạn nuôi quân. Ước tính thế này, suất ăn của mỗi cầu thủ ở Thanh Hóa là 200.000 đồng/ngày. Thêm vào đó là những khoản chi trong sinh hoạt hằng ngày, điện, nước, văn phòng phẩm. Đó là những khoản chi mà CLB không thể cắt giảm được. Còn về khoản thu thì phải có thi đấu thì CLB mới có nguồn thu, đặc biệt là từ phía nguồn tài trợ. Khi giải không diễn ra thì CLB không thể quảng cáo cho nhà tài trợ. Bản thân đội bóng cũng phải thi đấu hiệu quả thì người ta mới tài trợ chứ không đá thì lấy đâu”.

    Như bao CLB khác, Thanh Hóa duy trì tập chay trong giai đoạn chờ V.League trở lại

    Về nguồn thu bán vé, bầu Đệ nói thẳng: “Tôi phải nói thật là Việt Nam vẫn khác nhiều so với các giải nước ngoài. Nếu như ở nước ngoài, người ta có thể bán 10 vạn vé/lần là hết, thậm chí có người còn đặt mua trước. Nhưng ở Việt Nam, tiền bán vé chỉ là chi phí vặt thôi. Với mức thu về chỉ trên dưới 100 triệu đồng/trận thì cũng không đủ kinh phí cho việc thuê vệ sỹ, lực lượng an ninh".

    Ông nói thêm: “Như tôi đã nói thì đội bóng vẫn phải duy trì việc ăn tập, chi trả lương, phí như hợp đồng. Trong trường hợp cắt giảm thì một là lương, hai là phí. Nhưng phải có chủ trương, quyết định từ phía Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tổng cục Thể dục Thể thao rồi LĐBĐ Việt Nam, VPF… thì mới có cơ sở để thương thảo giữa CLB và các cầu thủ. Chứ cứ thế này thì CLB nào cũng đứng trên bờ vực nguy hiểm về tài chính”.

    XEM THÊM

    Cần một giải pháp thấu đáo cho các giải bóng đá Việt Nam

    Lối đi nào cho V.League?

    Các phương án tổ chức V.League: Nhiều ý tưởng, nhưng...

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội